ClockThứ Bảy, 16/12/2017 05:41

“Bà đỡ” của người nuôi bò

TTH - Thành lập tổ hợp tác chăn nuôi bò (HTCNB) tại các phường, xã là hướng đi mới ở thị xã Hương Thủy, giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tránh bị ép giá và hướng tới xây dựng thương hiệu thịt bò Hương Thủy.

Bà “đỡ” cho vùng tôm

Bò hữu cơ có chất lượng thịt tốt

Ông Ngô Phước Toàn, Tổ trưởng Tổ HTCNB xã Thủy Phù hồ hởi cho biết, trước kia 1kg thịt bò ngang (thịt bò đã giết mổ tính cả xương) thường chỉ có giá 80-90 nghìn đồng/kg. Kể từ khi có Tổ HTCNB, người chăn nuôi tiếp cận với người mua thay vì qua trung gian nên giá 1kg thịt bò ngang tăng lên hơn 100 nghìn đồng.

Tổ HTCNB của xã được thành lập từ tháng 10/2017 với 12 thành viên chính thức. Tổ có nhiệm vụ tập trung giải quyết đầu ra cho bà con trong tổ mà không cần qua thương lái để tránh bị ép giá. Khi một đơn vị hoặc cá nhân nào có nhu cầu mua thịt bò chỉ cần liên hệ với tổ để trực tiếp mua bò với giá cả hợp lý, nếu lượng bò trong tổ không cung ứng đủ sẽ tiến hành thu mua lại từ các địa phương xung quanh để giết mổ. Khi lượng thịt còn dư sau mỗi lần giết mổ, tổ viên vận động người thân, bà con lối xóm mua sử dụng. Ngoài đảm bảo đầu ra, tổ hợp tác còn là nơi bà con trao đổi kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc bò.

Ban đầu tuy còn gặp nhiều khó khăn do là mô hình mới, nhiều bà con chưa hiểu rõ nên từ chối tham gia nhưng đã dần được khắc phục nhờ công tác vận động, tuyên truyền. “Nhìn chung mô hình Tổ HTCNB mang lại hiệu quả cao, giúp người chăn nuôi yên tâm về đầu ra tiêu thụ, nhờ đó thu hút thêm nhiều hộ tham gia, quy mô của tổ hợp tác ngày càng mở rộng và được người tiêu dùng tín nhiệm.”- ông Toàn đánh giá về hiệu quả.

Tương tự như Thủy Phù, thời gian qua, Tổ HTCNB xã Phú Sơn được thành lập và hoạt động hiệu quả.

Ông Trần Văn Hương, Tổ phó Tổ HTCNB xã Phú Sơn chia sẻ, từ khi có tổ hợp tác người chăn nuôi đã vơi bớt phần nào nỗi lo không bán được bò, giá bán cũng cao hơn trước do không phải qua khâu trung gian.

Dưới sự hướng dẫn và xác nhận của chính quyền địa phương, đến nay trên toàn địa bàn thị xã đã có 4 tổ được thành lập gồm: Thủy Phù, Phú Sơn, Phú Bài và Thủy Bằng. Nhờ hiệu quả mang lại nên nhiều xã khác cũng đang trong quá trình đăng ký thành lập, hướng đến 12/12 xã phường đều có tổ hợp tác và thành lập tổ hợp tác liên minh toàn thị xã với nhiệm vụ điều tiết hoạt động, từng bước hình thành thị trường tiêu thụ từ nhỏ đến lớn, xây dựng thương hiệu bò Hương Thủy từ đó mở rộng thị trường ra ngoài thị xã.

Ông Ngô Phước Hảo, chuyên viên Phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy cho biết, những năm vừa qua số lượng bò tại địa phương phát triển mạnh nhưng đi kèm với đó là thách thức về việc tìm đầu ra. Từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016, có thời điểm giá bò sụt giảm nghiêm trọng, chỉ bằng 60% giá thị trường trước kia, đến nay tuy đã dần khôi phục nhưng 1kg bò hơi cũng chỉ bán được 60.000 nghìn đồng (so với trước kia 85.000 nghìn đồng). Năm 2017, trên toàn địa bàn thị xã Hương Thủy có hơn 470 hộ nuôi bò và với 3.100 con, tăng gấp đôi so với thời điểm xuống thấp nhất vào năm 2012.

Lý do khiến giá thịt sụt giảm một phần do sự cạnh tranh trực tiếp từ thịt bò ngoại nhập khẩu, một phần do thương lái ép giá người chăn nuôi. Điều này khiến nhiều hộ chăn nuôi bò trên địa bàn không còn mặn mà với phát triển chăn nuôi gia súc.

Trước tình hình đó, các phòng chuyên môn của thị xã Hương Thủy tham mưu và phối hợp với các địa phương triển khai vận động, hướng dẫn các hộ nuôi bò thành lập các tổ hợp tác nhằm giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi của người chăn nuôi bò. Nhờ liên kết với các bên liên quan như chăn nuôi, thú y, con giống, thức ăn, buôn bán, giết mổ… nên tổ hợp tác đã tạo được đầu ra ổn định cho đàn bò của các hộ chăn nuôi, không bị tư thương ép giá. Đây cũng là cầu nối giúp người chăn nuôi trao đổi học tập kinh nghiệm, cùng nhau thông tin, liên kết để có kế hoạch nhằm phát triển đàn bò hợp lý theo quy trình chuẩn từ chọn giống, phương thức nuôi, loại thức ăn.

Khác với các loại thịt bò ngoại nhập, bò của địa phương được nuôi theo phương pháp hữu cơ, không cho ăn thức ăn công nghiệp để đảm bảo chất lượng thịt tốt nhất. Vì vậy các hộ chăn nuôi tham gia tổ đều phải cam kết tuân theo quy trình chuẩn để đảm bào chất lượng thịt bò tươi, ngon, sạch.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi
Trồng trọt chất lượng, chăn nuôi an toàn

Trồng trọt, chăn nuôi hàng hóa tập trung, theo hướng an toàn, hữu cơ là hướng đi mới của ngành nông nghiệp trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trồng trọt chất lượng, chăn nuôi an toàn
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Anh Noh chăm chỉ

Chăm chỉ học hỏi và áp dụng kiến thức, anh Viên Đăng Noh ở thôn A chi Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới thực hiện và phát triển mô hình nuôi dê bán chăn thả khá thành công…

Anh Noh chăm chỉ
Return to top