ClockThứ Sáu, 13/07/2012 11:10

Cá, mực rớt giá - được mùa mà buồn thiu

TTH - Bao công sức và chi phí bỏ ra, bà con ngư dân ven biển và đầm phá vui mừng với những khoang cá đầy ắp. Niềm vui đó không được trọn vẹn bởi hơn tháng nay cá, mực rớt giá...

Giá cả bấp bênh

Chúng tôi đến cảng cá Thuận An vào một trưa của ngày đầu tháng 7, chứng kiến cảnh mua bán tấp nập của hơn chục chiếc tàu với khoang cá đầy ắp và đông đảo tư thương. Anh Trần Thanh Dũng, chủ tàu TTH- 2025, mồ hôi nhễ nhại vừa bốc cá ở tàu lên cân bán, vừa trò chuyện: “Chuyến biển này trúng đậm, tui và 10 anh em thuyền viên đi biển gần 10 ngày đánh bắt khoảng 15 tấn cá, nhưng vào đến cảng bán thì giá rớt gần phần nửa so với đầu năm. Cá kình, cá ong đầu năm bán với giá 60 - 70 ngàn đồng/kg, nay chỉ bán 35 - 40 ngàn đồng/kg.
 

Cá bán rớt giá, ngư dân khốn đốn

 
Những ngày gần đây, ngư dân khai thác nghề mùng, lưới vây vùng bãi ngang thường xuyên khai thác được sản lượng lớn cá nục gai, nục chuối, nhưng hiện giá các loại cá này rất bấp bênh. Nhiều hôm, ngư dân bán cá nục chuối với giá 35 ngàn đồng/kg nhưng chỉ vài ngày sau giá tụt xuống chỉ còn 20 ngàn đồng/kg.
 
Anh Phạm Văn Ngạch, chủ tàu đánh bắt xa bờ TTH-1627, ở xã Phú Thuận (Phú Vang) cho biết: “Đầu năm nay, tui đầu tư kinh phí mua thêm ngư lưới cụ để đánh bắt cả hai nghề vây rút chì và rê cản. Sau mỗi chuyến đi biển thu 10 tấn cá ngừ, thu, chim, nục… Mùa này là vụ chính, sản lượng cá, mực khai thác được rất lớn nên thường bị tư thương ép giá. Cá ngừ nhiều hôm chỉ bán 20 ngàn đồng/kg, nhưng đành phải bán vì nếu để lại thì loại cá này không thể làm mắm được”.
 
 
Nghề biển gặp khó
 
Mặc dù sản lượng đánh bắt hiện nay cao hơn so với cùng kỳ, nhưng do cá, mực rớt giá, cộng với chi phí xăng dầu và tiền công đi biển cao hơn nên ngư dân sản xuất không đạt hiệu quả, tất cả là trở lực lớn đối với bà con ngư dân bám biển làm ăn. “Mỗi chuyến biển ra khơi khoảng 10-13 ngày, tốn hết 2 ngàn lít dầu, 300 cây đá, lương thực, thực phẩm... với chi phí 60-70 triệu đồng. Bên cạnh đó, không phải cứ ra khơi là thuận lợi, mà nhiều khi phải đánh bạc với trời, nhất là gặp phải thời tiết không thuận lợi hoặc không đúng ngư trường, ngư trường không có cá... Khó khăn là vậy nhưng khi chuyển cá, mực đánh bắt được vào bờ thì cũng phải tự bơi với thị trường”- Ông Dũng cho biết thêm.
 
Anh Nguyễn Hối, chủ tàu TTH 0199 ở thị trấn Thuận An (Phú Vang), tâm sự: “Nghề biển mang lại thu nhập ổn định và đã nuôi cả gia đình tui mấy chục năm nay. Một chuyến đi biển từ 7 đến 10 ngày, trừ mọi chi phí lãi ròng khoảng 5-7 triệu đồng. Hơn một tháng nay, cá, mực mất giá, sau chuyến biển về trừ mọi chi phí, trả công cho anh em, may mắn lắm thì lãi được 1 đến 2 triệu đồng hoặc hòa vốn”. Đầu tháng 7 đến nay, anh Hối cho tàu nằm bờ và dự kiến khi nào giá cá, mực nhích lên mới cho tàu đi biển. Thời tiết diễn biến phức tạp, nghề biển gian truân, nhưng thời gian qua giá cá, mực thấp, dẫn đến thu không đủ bù chi đang là một thách thức đối với ngư dân làm nghề khai thác biển.
 

Bài, ảnh: Thanh Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Return to top