ClockThứ Năm, 29/11/2012 14:14

Cần có chính sách ưu đãi

TTH - Lâu rồi Thừa Thiên Huế mới có một nông dân có sáng chế “ra trò”. Đó là anh Trần Đình Lai, ở thôn An Xuân, xã Quảng An, huyện Quảng Điền. Anh tự mày mò sáng chế ra chiếc máy ép trấu thành củi.
Đến thời điểm này, sau 4 năm chế tạo thành công, anh đã bán ra 50 chiếc máy chế biến củi trấu tại 15 tỉnh thành trong cả nước. Về sản phẩm củi trấu, mỗi tháng bán ra thị trường khoảng 350 tấn, toàn là các nhà máy lớn đặt hàng. Anh Lai cho biết, năng lực sản xuất củi trấu của cơ sở anh không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, chỉ vào độ khoảng 150 tấn một tháng. Số còn lại anh mua từ những người mà anh đã từng cung cấp máy cho họ.
 
Từ sáng kiến của anh, phế phẩm trấu trước đây một phần người nông dân dùng để đun nấu, phần lớn còn lại dư thừa đem đốt hoặc đổ ra môi trường thì nay đã trở thành một sản phẩm, đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh. Hơn thế nữa, nó còn đưa lại hiệu quả xã hội là góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
 
Một sáng kiến làm lợi cho xã hội như vậy nhưng vừa rồi gặp anh, tôi hỏi anh có được ưu đãi gì không, anh nói chẳng có gì. Ngành thuế vẫn cứ tính đúng tính đủ thuế như các mặt hàng khác.
 
Không biết qui định của chính sách thuế là như thế nào, nhưng như với sáng kiến của anh Lai, tôi cho rằng nhà nước cần nghiên cứu có chính sách ưu đãi.
 
Thứ nhất là về mặt bằng sản xuất và vốn. Hiện cơ sở sản xuất của anh rất chật hẹp. Một lượng lớn vỏ trấu thải ra hàng năm còn rất lớn . Thị trường tiêu thụ còn nhiều tiềm năng phát triển. Muốn mở rộng sản xuất cơ sở của anh Lai cần 2 thứ là vốn và mặt bằng, nhưng hiện tại 2 thứ này đều thiếu. Từ khi sản xuất đến nay anh Lai cho biết chỉ vay được 30 triệu đồng ưu đãi từ vốn khuyến công. Bây giờ cần thêm vốn nhưng không có điều kiện thế chấp nên không vay được. Về mặt bằng sản xuất, huyện Quảng Điền cũng nên tạo điều kiện để những ngành nghề có ích cho xã hội như của anh Lai đang làm có điều kiện phát triển.
 
Thứ hai là về thuế: Chính sách thuế là chính sách chung. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu để có một cơ chế đặc biệt cho những ngành sản xuất ở lĩnh vực nông nghiệp, những ngành sản xuất có tác động hạn chế đến việc ảnh hưởng môi trường. 
Lê Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

TIN MỚI

Return to top