ClockChủ Nhật, 01/02/2015 15:45

Cần nâng nguồn vốn vay, điều chỉnh lãi suất

TTH - Với mục tiêu giúp đỡ hội viên nông dân vượt nghèo và nâng cao đời sống, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp đã tạo điều kiện cho các hội viên vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Vậy nhưng số vốn cho vay còn hạn chế nên hiệu quả của nó mang lại vẫn chưa thật sự cao.

Một hộ nuôi gà lãi quy mô nhỏ từ vốn Quỹ HTND xã Quảng Thái

 

Ít vốn, đầu tư nhỏ

Cũng từ nguồn Quỹ HTND và một số nguồn khác, năm qua HND tỉnh đã giải ngân 1,5 tỷ đồng cho 8 dự án nuôi trồng thủy sản, nuôi thủy sản xen ghép, cá lồng tại huyện Phú Vang và Quảng Điền, 1 dự án chăn nuôi lợn tại huyện Phong Điền, 2 dự án sản xuất mộc dân dụng cho HND TP Huế... Riêng tại huyện Quảng Điền đã giải ngân số tiền hơn 1,1 tỷ đồng cho gần 70 hộ vay đầu tư vào các dự án sản xuất, tập trung ở các xã Quảng Thọ, Quảng Thành, Quảng Phước và Quảng Thái. Hội viên nông dân vay vốn đã đầu tư vào các mô hình chăn nuôi lợn, gà, trồng hoa, nuôi cá lồng, phát triển dịch vụ thương mại vật tư phân bón…
Gia đình hội viên Hồ Viết Cường ở xã Quảng Thái (Quảng Điền) vay vốn từ Quỹ HTND tỉnh để chăn nuôi lợn với số tiền 20 triệu đồng, thời hạn 2 năm. Anh Cường cho biết, với số tiền này, gia đình anh cũng chỉ đủ để mua thêm lợn giống và xây chuồng, còn đầu tư thức ăn anh phải tự xoay xở thêm. Số tiền 20 triệu đồng thì chỉ nuôi với quy mô chừng dưới 10 con mà thôi. Muốn có cơ hội vươn lên khá, phải nuôi vài chục con trở lên. Điều kiện các vùng nông thôn hiện nay rất tốt để nuôi lợn, hay gia súc, gia cầm.
Anh Cường nhẩm tính: “Mỗi con lợn giống hiện nay có giá khoảng 500 ngàn đồng, nuôi 30 con chi phí hết 15 triệu đồng. Chi phí xây dựng chuồng trại, thức ăn cũng ngót nghét 40-50 triệu đồng nữa. Vậy nên số tiền được vay 20 triệu đồng không đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi của gia đình”. Anh Cường cho rằng, mỗi hội viên cần được tăng thêm vốn vay lên 50 triệu đồng và thời hạn cho vay 3 năm, như thế bà con mới có cơ hội đầu tư phát triển các mô hình trang trại, gia trại có hiệu quả.
Ông Lê Ngọc Quang – Phó Chủ tịch HND xã Quảng Thái cho biết, nguồn vốn từ Quỹ HTND tỉnh cấp cho xã chỉ 300 triệu đồng, với mức cho vay 20 triệu đồng/hội viên nên việc cho nhiều hộ vay vốn cùng một lúc là rất khó. Do nguồn vốn còn hạn chế, lãi suất 0,7%/tháng cũng tương đương với lãi suất vay ngân hàng nên nông dân chưa với Quỹ HTND”.
Cần nâng mức cho vay
Theo Hội Nông dân (HND) tỉnh, Quỹ HTNN một phần được Trung ương ủy thác, ngân sách tỉnh và hội viên nông dân đóng góp. Đến nay, nguồn quỹ này được huy động trên 11 tỷ đồng là số vốn khá lớn. Nguồn quỹ này đã được HND tỉnh giải ngân với phương thức xoay vòng cho hội viên nông dân vay. Riêng năm 2014, HND tỉnh giải ngân cho 860 lượt hộ vay với tổng vốn hơn 11 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ Trung ương là 6 tỷ đồng, của HND tỉnh 2,7 tỷ đồng và 2,6 tỷ đồng do các cấp HND huyện huy động. Bình quân mỗi hộ được vay từ 20 – 30 triệu đồng, lãi suất 0,7%, 3 tháng trả một lần trong vòng hai năm.
Tuy nhiên, số vốn vay từ Quỹ HTND còn quá ít so với nhu cầu thực tế, thời gian vay lại ngắn không đáp nhu cầu sản xuất nên khó có cơ hội vươn lên khá từ nguồn Quỹ HTND.
Bà Lê Thị Thu, Phó Giám đốc Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh cho biết, bình quân một dự án có vốn là 300 triệu cho khoảng 10 hộ vay thì mỗi hộ tối đa chỉ được vay 30 triệu. Với số vốn đó, bà con khó phát triển sản xuất có quy mô vừa, đó chưa nói là lớn. Số tiền trên chỉ đủ mua giống, thức ăn và sửa chuồng trại. Ít vốn nên nhiều hộ chỉ đầu tư nuôi khoảng dưới 10 con lợn, nhiều lắm cũng chỉ 10 con gà... thì khó có cơ hội vươn lên khá. Không thể phủ nhận những nỗ lực và đóng góp mà nguồn vốn từ Qũy HTND các cấp mang lại. Nhưng để nông dân có cơ hội vươn lên khá, thì nguồn vốn vay từ Quỹ HTND cần được nâng lên, với lãi suất hợp lý.
NGUYỄN GIANG – NGỌC MAI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Return to top