ClockThứ Bảy, 02/03/2019 09:52

Chuỗi trong phát triển lâm nghiệp

TTH - Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp thì nhiều. HTX dịch vụ thương mại cũng đã từng nghe… Nhưng HTX lâm nghiệp thì mới nghe lần đầu.

Phục hồi rừng bản địaNhiều chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng

Mà cũng phải thôi, nó mới ra đời vào năm 2018. Mới toanh.

“Tác giả” “vẽ” ra HTX lâm nghiệp chính là ông Võ Văn Dự, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế. Ông Dự đã  nhiều năm làm công tác lâm nghiệp. Tôi còn nhớ cách đây hơn 20 năm, ông đã từng là Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Phú Lộc, người đã dẫn dắt đơn vị này đạt danh hiệu đơn vị Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

Nói sơ qua về tác giả vậy thôi, chứ cái chính là tìm hiểu xem HTX lâm nghiệp hoạt động như thế nào. Tại sao lại “đẻ” ra HTX lâm nghiệp. Và vì sao nó ra đời muộn như vậy?

Cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động của HTX lâm nghiệp nó cũng giống như HTX ở các lĩnh vực khác. Có khác chăng, theo giải thích của ông Dự là nó như thế này: Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) phải là người góp vốn nhiều nhất và được khống chế không quá 20%. Không “chơi kiểu tay không bắt giặc”. Một khi anh góp vốn nhiều nhất, anh sẽ có trách nhiệm hơn với đồng vốn của mình và cổ đông. Các thành viên tham gia vào HTX là hoàn toàn tự nguyện. 4 HTX thành lập đầu tiên trong năm 2018, mỗi thành viên góp vốn ít nhất là 10 triệu đồng.

Cái khác biệt thứ hai là, giám đốc, chủ tịch HĐQT năm đầu tiên tự nguyện không nhận lương. Đến cuối năm, tùy theo hiệu quả hoạt động mà HĐQT có thể xem xét, thưởng với hiệu quả hoạt động tương ứng. Từ năm thứ hai trở đi, lương sẽ được hưởng trên hiệu quả hoạt động. Lãi nhiều sẽ được lương cao, lãi ít sẽ hưởng lương thấp. Dự kiến năm 2019 sẽ thành lập thêm 16 -19 HTX lâm nghiệp ở các địa phương.

Tại sao trước đây không có mà bây giờ lại “đẻ” ra HTX lâm nghiệp? Đơn giản là vì đến thời điểm này nó mới đủ điều kiện cho sự ra đời. Điều kiện thứ nhất là nhiều người đã ý thức được cái lợi của trồng rừng gỗ lớn. Anh vào HTX lâm nghiệp phải tuân thủ 2 điều kiện: trồng rừng gỗ lớn và tuân thủ phát triển rừng bền vững, tức là phát triển rừng nhưng không xâm hại đến môi trường. Ví dụ như ngay từ khâu ươm giống, bầu dùng để ươm không dùng túi ni lon mà dùng túi được sản xuất với loại vật liệu dễ tiêu hủy. Khi khai thác rừng, mọi thứ để làm sạch rừng phải được thu gom, không được đốt làm ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên đất đai.

Những thành viên trồng rừng nào đủ các yếu tố như vậy thì sẽ được cấp chứng chỉ FSC. Một khi đã có chứng chỉ FSC thì khi rừng trồng đúng tuổi khai thác sẽ có đơn vị bao tiêu sản phẩm. Các sản phẩm làm ra từ rừng trồng nếu muốn xuất khẩu sang châu Âu hoặc Bắc Mỹ phải có nguồn gốc rõ ràng. Nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển rừng bền vững sẽ khó được đối tác nhập khẩu chấp nhận. HTX lâm nghiệp ra đời muộn hơn các HTX ở các lĩnh vực khác là vì vậy. Nhưng chính vì ra đời sau cho nên nó tránh được những nhược điểm của các loại hình HTX trước đây. Nó ngày càng tiếp cận với mô hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến.

Từ những yếu tố nêu trên, chúng ta thấy, HTX lâm nghiệp được thành lập là từ đòi hỏi của nhu cầu thực tiễn. Người trồng rừng cần một HTX để dễ liên kết. HTX có tư cách pháp nhân và cũng là đầu mối trung gian để dễ dàng giao dịch với khách hàng – là đơn vị tiêu thụ; giúp khách hàng kiểm tra và trích xuất nguồn gốc rừng để đảm bảo điều kiện xuất khẩu.

Ông Dự cho biết, người trồng rừng đã tham gia vào HTX, không phải rừng khi đến tuổi khai thác, anh muốn bán cho ai thì bán mà phải tuân thủ bán cho một khách hàng liên kết cụ thể. Đơn vị thu mua rừng cũng không thể ép giá khách hàng, mà phải đảm bảo chia sẻ lợi nhuận cùng với khách hàng của mình. Đây chính là chuỗi trong phát triển lâm nghiệp.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Return to top