ClockThứ Bảy, 05/08/2023 20:28

Chương trình OCOP - Hướng đi tất yếu

TTH - Trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, chương trình OCOP được xác định là hướng đi phù hợp, tất yếu nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phú Vang “tăng tốc” triển khai chương trình OCOPPhú Vang triển khai Chương trình OCOP năm 2023Phát triển sản phẩm OCOP

leftcenterrightdel
Sản phẩm OCOP được tin dùng 

Khi sản phẩm đạt chuẩn OCOP đồng nghĩa với đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ hiện nay. Từ khi gạo hữu cơ An Lỗ được chứng nhận sản phẩm OCOP được các cửa hàng, đại lý, siêu thị, các đơn vị trường học mầm non tiêu thụ ổn định. Giá trị sản phẩm được nâng cao, bước đầu mang lại hiệu quả trong sản xuất lúa tại địa phương. Hợp tác xã vừa sản xuất kết hợp với quảng bá, giới thiệu và tuyên truyền những lợi ích của sản phẩm OCOP, hữu cơ, an toàn đến với người tiêu dùng, hướng đến mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạo hữu cơ An Lỗ và một số nông sản an toàn khác.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 56 sản phẩm được đánh giá, công nhận và phê duyệt kết quả chấm điểm theo tiêu chí sản phẩm OCOP. Trong đó, 17 sản phẩm 4 sao, 35 sản phẩm 3 sao, 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang được đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có trên 150 sản phẩm được công nhận OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Đình Đức thông tin, “HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025”. Tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch triển khai chương trình OCOP và xác định đây là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị. Đây cũng là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Một số chính sách của tỉnh tạo động lực phát huy tính cộng đồng, khai thác tiềm năng sản phẩm du lịch nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Một số địa phương bước đầu cải thiện cảnh quan, môi trường, hình thành dịch vụ du lịch ở khu vực nông thôn như tắm thác, tắm suối, trải nghiệm trên đầm phá, lòng hồ, vườn hoa, các sự kiện văn hóa du lịch tại các nghề, làng nghề truyền thống...

Với quan điểm lấy khoa học và công nghệ làm nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới nói riêng, ngành nông nghiệp phối hợp các ngành triển khai ứng dụng nhiều đề tài, dự án, tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Đồng thời, hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù tại địa phương, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, từng bước hoàn thiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Yêu cầu đặt ra đối với các ban ngành, địa phương cần phải lồng ghép các chính sách hỗ trợ của Nhà nước (chính sách tín dụng; liên kết chuỗi giá trị, dây chuyền, trang, thiết bị phục vụ sản xuất; đào tạo nghề; xây dựng nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…) để hỗ trợ chủ thể triển khai phương án sản xuất, kinh doanh. Các chủ thể kinh tế đạt OCOP đủ điều kiện được hỗ trợ theo chính sách; triển khai xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, thí điểm mô hình số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; hỗ trợ các chủ thể kinh tế sử dụng các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream)...

Bài, ảnh: THẾ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới

Trong 2 ngày 19-20/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến về công tác chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tham vấn quy trình thí điểm, các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm chương trình GDMN. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Yến sào LifeNest
Return to top