ClockChủ Nhật, 13/07/2014 09:30

Dân thiếu đất vì ruộng nhiễm phèn

TTH - Nắng hạn kéo dài, mạch nước ngầm lại bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nghiêm trọng nên nhiều diện tích lúa vụ hè thu của bà con xã viên HTX số 2 thị trấn Sịa (Quảng Điền) phải bỏ hoang.

Cách đây chừng 5 năm, khu vực này còn gieo sạ được; không những thế, còn là vùng có năng suất lúa bình quân cao của thị trấn. Nhưng 4 năm trở lại đây, cứ hễ thời tiết nắng hạn kéo dài là vùng này lại bị nhiễm phèn nhiễm mặn phải bỏ hoang. Có năm, người dân thu hoạch được vụ đông xuân, bỏ hoang vụ hè thu, nhưng có năm lúa vụ đông xuân mới làm đòng, ruộng đã nhiễm phèn nhiễm mặn, lúa chết sạch.

Ông Lê Văn Tân, Chủ tịch HĐQT HTX số 2 thị trấn Sịa cho hay: Nhiều năm nay, chúng tôi thử khá nhiều cách để khắc phục tình trạng trên, vận động bà con trong HTX cố gắng duy trì canh tác thế nhưng cứ gieo sạ không được bao lâu, lúa lại chết. Phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở khu vực này cũng được tính đến nhưng cuối cùng chẳng dám triển khai vì chắc chắn sẽ không thành công. Một khi ruộng bị nhiễm phèn và mạch nước ngầm phục vụ quá trình tưới bị nhiễm mặn nghiêm trọng thì ngay cả cây cói cũng không sống nổi, huống chi là các loại hoa màu. Chuyển đổi không mang lại hiệu quả lại tốn thêm công sức và tiền của. Vừa rồi, Trường đại học Nông lâmHuế  tiến hành đưa giống lúa chịu mặn, chịu phèn vào sản xuất, nhưng hiệu quả mang lại không mấy khả quan.

Vụ hè thu năm nay, toàn HTX có trên 10 ha đất lúa bị bỏ hoang, phần lớn do bị nhiễm phèn, thiếu nguồn nước tưới để thau chua, rửa mặn. “Năm, sáu năm nay rồi, cứ ra đồng thấy cảnh ruộng đồng bỏ hoang là héo cả ruột!”. Ông Lương Ngọc Mạnh, tổ dân phố An Gia thở dài. Đất ở đây màu mỡ hơn các khu vực khác khá nhiều, trước đây nước mặn chưa xâm nhập, năng suất lúa cũng đạt 60tạ/ha, giờ canh tác kiếm được 20kg cũng khó. Với 4 sào ruộng lúa ở khu vực này, trước đây gia đình ông thu nhập khá ổn định. Mấy năm nay, lúa không cấy được, nhiều khi cấy xuống, chăm bón đến gần cuối vụ thì ruộng nhiễm phèn, nhiễm mặn coi như mất trắng. Xót của, gia đình ông tận dụng một ít diện tích để trồng các loại cây trồng khác nhưng chẳng ăn thua gì.

Ông Mạnh nhẩm tính: “Trung bình tiền đầu tư cho mỗi sào lúa ở khu vực này gần 800 ngàn từ khâu làm đất, bón phân, chưa kể công sức bỏ ra nhưng khi đến thời điểm làm đòng vụ đông xuân thì lúa chết yểu. Còn vụ hè thu, chẳng có gia đình nào nghĩ tới chuyện canh tác bởi vừa thiếu nước, nồng độ phèn, chua tăng lên khiến cây lúa chẳng thể phát triển. Tính đi tính lại, bỏ hoang vẫn là... giải pháp an toàn nhất”.

Không riêng gì gia đình ông Mạnh mà có rất nhiều xã viên của HTX số 2 thị trấn Sịa cũng méo mặt với đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Lý do là sau khi dồn điền đổi thửa, các hộ nhận được ½ số ruộng ở khu vực này và một phần của khu vực khác. Những hộ nhiều đất ruộng thì không sao, chứ hộ nhận 2, 3 sào mà có 1 đến 2 sào trong khu vực này thì coi như đói. Hiệu quả kinh tế mang lại quá thấp, thua lỗ nặng nên gần đây người nông dân bỏ ruộng ngày càng nhiều. Đến nay, toàn HTX có hơn 50 hộ “treo ruộng” để tìm sinh kế khác, như: phụ hồ, chạy xe ôm, làm thuê…

Ông Tân tâm sự: “Để sớm giải quyết tình trạng trên, chúng tôi rất cần sự vào cuộc của các nhà nghiên cứu trong việc phân tích mẫu đất để xác định mức độ nhiễm phèn, nhiễm mặn từ đây có phương án xử lý thích hợp. Đồng thời, cũng cần huyện, tỉnh quan tâm đầu tư cho HTX trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu cho khu vực Bàu Kho, xây dựng 2 bờ kè ở khu vực cống Xóm Khe, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn nước thau chua, rửa mặn cho khu vực này”.

Hoàng Loan - Hoàng Hạnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Return to top