ClockThứ Sáu, 24/09/2021 09:22

Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau COVID-19

Xét kiến nghị của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến về việc khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu và đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau COVID-19.

Thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sảnTạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu và đầu tư vào CubaPhong tỏa chống dịch ở Việt Nam có thể giữ giá cà phê “tương đối cao” cho đến năm 202210 DN xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá của Hoa KỳXuất khẩu chính ngạch, hướng đi hiệu quả và bền vững

Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cần Thơ. Ảnh: TTXVN

Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ những phân tích, đánh giá về tiềm năng, triển vọng thị trường xuất khẩu của Bộ Công Thương và theo chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai tổ chức sản xuất, khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu trên địa bàn để khai thác cơ hội thị trường xuất khẩu thời gian tới; khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch xúc tiến xuất khẩu giai đoạn sau COVID-19, trong đó ưu tiên nhóm hàng nông sản, lâm sản và thủy sản.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản, lâm sản, thủy sản và xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến xuất khẩu giai đoạn sau COVID-19 của các địa phương.

Theo Bộ Công Thương, trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông sản, lâm sản đạt 15,4 tỷ USD, tăng 14,9%; thủy sản đạt 5,58 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Công tác phát triển thị trường đạt kết quả tích cực, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực (thủy sản, gạo, rau quả, cà phê) đã thâm nhập vào các thị trường lớn với mức tăng trưởng tích cực nhờ tận dụng cơ hội từ các FTA và sự hồi phục các nền kinh tế lớn sau đại dịch COVID-19.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) dự báo nhu cầu tiêu dùng nông sản trên thế giới tăng bình quân 1,5 - 3%/năm trong giai đoạn 2019-2028, mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

Ngày 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non
Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
Return to top