ClockThứ Năm, 14/12/2023 06:51
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG:

Động lực bảo vệ và phát triển rừng

TTH - Trong quá trình hoạt động, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của cơ quan cấp trên, đã triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đạt được những kết quả tích cực, góp phần đáng kể vào kết quả bảo vệ và phát triển rừng chung của toàn tỉnh.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các chủ rừngPhát huy chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừngTruyền thông nâng cao nhận thức về dịch vụ môi trường rừng

 Khu vực rừng cộng đồng, nghiêm cấm xâm hại

Thời gian qua, thông qua công tác tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR đã được truyền tải đến từng người dân vùng nông thôn, miền núi. Theo đó, các hộ dân đã thay đổi nhận thức, tích cực tuần tra, tham gia nhận khoán bảo vệ rừng được chi trả DVMTR. Các cấp chính quyền đã quan tâm và tích cực chủ động cùng tham gia các nội dung liên quan đến công tác chi trả DVMTR.

Anh Nguyễn Lộc - Trưởng ban Quản lý rừng cộng đồng thôn Tân Mỹ, xã Phong Mỹ (Phong Điền) cho hay, từ khi được chi trả tiền DVMTR, công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) được tổ chức thường xuyên, rừng được quản lý chặt chẽ. Ý thức người dân được nâng lên, năm nào cũng có hộ dân xin tham gia vào đội ngũ BVR. Tính đến thời điểm này, gần như 100% hộ dân trong cộng đồng đã tham gia lực lượng BVR của cộng đồng.

Ông Lê Văn Hợi - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ (A Lưới) cho hay, ngoài việc chỉ đạo, đôn đốc, giám sát, tổ chức họp báo cáo công tác QLBVR hàng tháng, chính quyền địa phương còn chủ động cùng với các chủ rừng xây dựng kế hoạch chốt chặn; cử thành viên trong nhóm trực tại các tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng người dân vào rừng xâm hại và vận chuyển lâm sản trái phép.

Ông Hồ Văn Dũng - Chủ tịch UBND xã Hồng Thái (A Lưới) chia sẻ, từ khi có chính sách chi trả DVMTR, công tác QLBVR của các cộng đồng thực sự đã có chuyển biến tích cực. Bà con có trách nhiệm hơn trong việc giữ rừng, giữ nguồn nước, giữ sinh kế của mình. Giờ đây, trên những khu rừng của xã đã có chủ thực sự, giúp chính quyền xã thực hiện tốt hơn công tác QLBVR, nâng cao giá trị cảnh quan của rừng tại địa phương.

Theo A Viết Huy - Trưởng ban Quản lý rừng nhóm hộ ở xã Hồng Thượng (A Lưới), trên địa bàn xã có nhiều nhóm hộ trích nguồn tiền DVMTR để triển khai mô hình phát triển sinh kế, trung bình mức cho vay là từ 3-5 triệu đồng/hộ, với thời hạn vay là 2-3 năm, không lãi suất hoặc lãi suất thấp hơn lãi suất của ngân hàng thương mại. Các hộ được vay dùng nguồn tiền để mua giống phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm (nuôi cá, bò, lợn)… Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa cần có sự hỗ trợ, tập huấn thêm về kỹ thuật, phương pháp tổ chức thực hiện, quản lý sổ sách để phát huy hiệu quả sản xuất thực sự, đúc kết kinh nghiệm để nhân rộng mô hình nhằm nâng cao giá trị nguồn tiền DVMTR.

Ghi nhận tại nhiều cộng đồng, thôn bản ở các xã như Phong Mỹ, Hồng Kim, Trung Sơn, Thượng Nhật, Thượng Lộ đã sử dụng có hiệu quả nguồn tiền chi trả DVMTR cho các hoạt động chung của thôn, bản như mở cửa rừng, trích tiền cho ngày hội đại đoàn kết, mua sắm các trang thiết bị loa, đài phát thanh, máy tính, điện chiếu sáng… nhằm nâng cao giá trị vật chất, tinh thần cho cộng đồng.

Theo thống kê từ các chủ rừng là tổ chức Nhà nước năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã giao khoán cho 15 cộng đồng (gồm 686 hộ gia đình tham gia), 32 nhóm hộ (gồm 412 thành viên) và 34 cá nhân được ký hợp đồng nhận khoán QLBVR. Phần lớn trong số đó là người dân địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ triển khai chính sách, thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình, cá nhân BVR từng bước cải thiện.

Theo đánh giá của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, cùng với thu nhập khác như nhận khoán, tiền DVMTR đã góp phần tạo công ăn, việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các xã thuộc khu vực miền núi, biên giới.

Trong bối cảnh nguồn ngân sách dành cho công tác QLBVR gặp khó khăn thì chính sách chi trả DVMTR đóng vai trò hết sức có ý nghĩa, giúp cho các chủ rừng tăng cường thêm nhân lực, vật lực QLBVR hiện có. Qua đó, góp phần phục hồi hệ sinh thái rừng ở vùng rừng cung ứng DVMTR và các khu vực có nguy cơ bị đe dọa thông qua hệ thống các hoạt động lâm sinh.

Chính sách chi trả DVMTR không những từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân mà còn huy động được một nguồn nhân lực, vật lực lớn phục vụ cho công tác tuần tra, BVR thường xuyên. Từ đó, góp phần phục hồi hệ sinh thái rừng ở vùng rừng cung ứng DVMTR và các khu vực có nguy cơ bị đe dọa thông qua hệ thống các hoạt động lâm sinh.

Năm 2023, thực hiện Nghị định 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA), tỉnh Thừa Thiên Huế được điều phối hơn 37 tỷ đồng để thực hiện chi trả. Số tiền này dự kiến chi trả cho hơn 800 chủ rừng, gồm 721 chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình, 11 chủ rừng là tổ chức, 58 UBND xã và 10 tổ chức khác có rừng tự nhiên. Đây là nguồn tài chính mới bổ sung quan trọng, góp phần hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý, đầu tư các công trình, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác bảo vệ rừng.

Bài, ảnh: Thế Hiếu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo

Tập trung phát triển sản xuất song song với đẩy mạnh công tác nâng cao tay nghề cho người lao động, Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ Nhân Đạo trực thuộc Hội Người mù (HNM) TP. Huế (gọi tắt là HTX Nhân Đạo) đã duy trì hoạt động hiệu quả, từ đó tạo sinh kế bền vững cho nhiều hội viên khiếm thị.

Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo
Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với cách làm linh hoạt, hiệu quả, sát với tình hình thực tế, huyện Phú Lộc đang đưa các chính sách, mô hình thiết thực đến với hộ nghèo để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo
Động lực cho văn học nghệ thuật Cố đô

Lần thứ 7 tổ chức, Giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) Cố đô (2018 - 2023) tiếp tục thu hút sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ (VNS) xứ Huế. Theo kết quả cuối cùng của Hội đồng chung khảo, Giải thưởng VHNT Cố đô lần này có 57 giải dành cho 57 tác giả, nhóm tác giả (7 giải A, 18 giải B, 32 giải C).

Động lực cho văn học nghệ thuật Cố đô
Nỗi lòng đã được lắng nghe

Sau nhiều năm không có phụ cấp, Bộ Y tế xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế (NVYT) thôn bản tại các tổ dân phố. Điều này thể hiện sự quan tâm của ngành Y tế, góp phần bảo đảm tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội.

Nỗi lòng đã được lắng nghe
Động lực cho người hoàn lương

Với mong muốn giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù sớm tái hòa nhập cộng đồng, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thị xã Hương Trà đã đẩy mạnh công tác phối hợp, tiếp cận hỗ trợ nguồn vốn vay giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống.

Động lực cho người hoàn lương

TIN MỚI

Return to top