ClockThứ Sáu, 21/12/2018 14:09

Du lịch phát triển góp phần xây dựng nông thôn mới

TTH - Các địa phương có mô hình du lịch cộng đồng, sinh thái được đầu tư phát triển, đây là tiền đề để xây dựng nông thôn mới.

Tập huấn kiến thức về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020Đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minhGóp sức xây dựng nông thôn mới.

Du lịch cộng đồng, trải nghiệm làm nông được du khách lựa chọn sẽ nâng cao đời sống của người dân nông thôn

Tăng thu nhập

Ngành du lịch thông tin, thống kê mới đây, trong tổng thu nhập của người dân nông thôn, từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%. Để nâng cao thu nhập, ngoài việc phát triển kinh tế nông nghiệp, cần đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trong đó, phát triển du lịch là một hướng đi mới, góp phần phát huy lợi thế của nông nghiệp, nông thôn để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn, vừa gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân nông thôn.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, du lịch sinh thái, cộng đồng gắn với nông nghiệp, nông thôn được xác định là 1 trong 5 dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam. Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, bền vững, hiệu quả, mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân. Theo đó, thời gian qua có nhiều chính sách hỗ trợ cho du lịch ở nông thôn phát triển, điều này giúp các địa phương sớm đạt chuẩn nông thôn mới.

Lãnh đạo ngành du lịch đánh giá, điều dễ dàng nhận thấy nhất đối với những địa phương đang có du lịch phát triển là hạ tầng được đầu tư đồng bộ hơn; sự hấp dẫn của du lịch thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm các hoạt động, từ đó góp phần tăng thu nhập cho nông dân.

Tại điểm du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh (Quảng Lợi, Quảng Điền), từ khi du lịch được đầu tư khai thác, bộ mặt nông thôn nơi đây “thay da đổi thịt”. Lãnh đạo UBND xã Quảng Lợi chia sẻ, trước đây, giao thông liên thôn ở Ngư Mỹ Thạnh chủ yếu là đường đất, nay toàn bộ đã được bê tông hóa; điện chiếu sáng cũng được hỗ trợ đầu tư. Cũng nhờ du lịch, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư để sửa sang nhà cửa, mở dịch vụ homestay để phục vụ khách. Ngoài đánh bắt thủy hải sản, du lịch là nguồn thu nhập quan trọng của người dân Ngư Mỹ Thạnh hiện nay.

Kể từ ngày Gành Lăng (Lộc Bình, Phú Lộc) được đầu tư hình thành điểm du lịch cộng đồng, “bộ mặt” nông thôn thay đổi. Từ nguồn vốn phi Chính phủ và nguồn lực của huyện Phú Lộc, đường giao thông liên thôn, con đường dọc đầm cầu Hai được thi công, nhà đón tiếp, bến thuyền, nhà hàng… cũng được hình thành. Ông Phạm Hữu Chung, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Phú Lộc cho hay, ngoài hạ tầng, tín hiệu mừng là Gành Lăng đã bắt đầu thu hút khách, nhờ đó mà người dân có thu nhập từ cung cấp dịch vụ ăn uống và homestay. Đây được định hướng sẽ là nguồn thu nhập chính cho người dân trong tương lai.

Một số hộ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp có dịp quảng bá sản phẩm nông nghiệp của mình, thu nhập từ nông nghiệp cũng tăng lên từ du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế chung của các địa phương.

Người dân ở Ngư Mỹ Thạnh sửa sang nhà cửa khang trang hơn để phục vụ homestay

Tận dụng tốt hơn

Nếu tận dụng tốt du lịch, các mục tiêu về chuẩn nông thôn mới của các địa phương sẽ đạt được. Điều cần được xác định là du lịch phát triển bền vững, khi đó nông thôn mới cũng đạt têu chí bền vững. Ngược lại, với những đầu tư cho nông thôn mới có sự hợp lý, các điểm du lịch cộng đồng cũng sẽ được đầu tư, hoàn thiện về cơ sở vật chất, hạ tầng.

Theo lãnh đạo ngành du lịch, qua khảo sát tình hình thức tế, hoạt động du lịch ở nông thôn ở Huế hiện vẫn mang tính nhỏ lẻ. Du lịch đã có khách nhưng chưa thu hút được nhiều. Nông dân chỉ quen sản xuất nông nghiệp, chưa có các kỹ năng để phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp, hoặc chưa quan tâm đặt mục tiêu sản xuất gắn với phát triển du lịch. Tại nhiều điểm đến của các tour du lịch, dịch vụ có chất lượng thấp, mới đáp ứng nhu cầu của du khách ở mức đơn giản. Còn thiếu sự liên kết giữa người dân, doanh nghiệp du lịch, lữ hành du lịch và cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương.

Ông Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, cần đặt ra mục tiêu phát triển nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế du lịch và có chính sách hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp triển khai thực hiện mô hình du lịch. Muốn thực hiện điều này, các sở, ban, ngành có liên quan cần có sự “liên thông” trong việc triển khai các công việc, để có sự đồng bộ, tránh chồng chéo, phân tán nguồn lực. Cần có những mô hình được lựa chọn, khuyến khích nông dân tham gia nhằm nâng cao chất lượng, chứ không phải ồ ạt mở rộng số lượng.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Phúc, ngành du lịch sẽ vận động, phối hợp với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp lữ hành, chính quyền địa phương tổ chức khảo sát chọn một số điểm triển khai mô hình thí điểm để tiếp tục điều chỉnh, nâng cao chất lượng phù hợp với thực tế địa phương; mở các tour, tuyến du lịch nông thôn tận dụng lợi thế về nông nghiệp của từng địa phương.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xuân Lộc được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Chiều 22/11, UBND huyện Phú Lộc tổ chức công bố quyết định và đón bằng công nhận xã Xuân Lộc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đến dự buổi lễ có ông Đặng Ngọc Trân, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy.

Xuân Lộc được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

TIN MỚI

Return to top