ClockThứ Năm, 10/05/2018 07:15

Đừng để hệ lụy từ nuôi tôm chân trắng

TTH - Dù không đủ điều kiện về quy trình, kỹ thuật cũng như quy định của các cấp, ngành nhưng một số hộ dân ở Quảng Điền đã ngang nhiên nuôi tôm chân trắng (NTCT) trên đầm phá.

Siết chặt nuôi tôm thẻ chân trắng trên đầm pháNuôi tôm chân trắng trên đầm phá: Đừng để hệ lụyCho phép nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, Lăng Cô

Hệ thống kênh mương ở Quảng Công cơ bản đảm bảo điều kiện nuôi tôm chân trắng

Xử lý vi phạm

Vụ nuôi đầu năm nay, ông Hồ Viên ở thị trấn Sịa quyết định chuyển đổi 4 hồ nuôi tôm sú sang NTCT trong điều kiện nguồn nước bị ngọt hóa, hệ thống đê bao, ao hồ không đảm bảo. “Biết NTCT trên đầm phá là sai quy định nhưng vì nợ nần nên tui đành nuôi liều để mong có điều kiện trả nợ”, ông Viên nói.

Ông Nguyễn Đình Châu, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sịa xác nhận, trên địa bàn thị trấn có một số hộ lén lút thả NTCT trái phép. Năm 2017, chính quyền địa phương đã xử lý, phạt hành chính các hộ vi phạm. Riêng năm nay do thời tiết, môi trường nước không đảm bảo cho nuôi tôm sú nên một số hộ chuyển sang NTCT. Thị trấn đang tập trung nắm bắt tình hình, rà soát các hộ vi phạm để xử lý kịp thời. Quan điểm của thị trấn nếu các ao hồ đảm bảo đủ điều kiện về diện tích, ao lắng, kỹ thuật, NTCT sẽ được phép.

Bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền cho biết, mặc dù không đủ các điều kiện quy trình, kỹ thuật nhưng một số hộ vẫn bất chấp, thả nuôi trái phép. Người dân nuôi lén lút, không khai báo nên chính quyền địa phương, cơ quan chức năng chưa thể nắm bắt tình hình, thống kê số hộ và diện tích nuôi tôm chân trắng. Sắp đến, ngành nông nghiệp sẽ kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý tình trạng NTCT ở thị trấn Sịa và các địa phương khác. Trước mắt, các địa phương cần giám sát, quản lý vùng nuôi, sớm phát hiện các hộ vi phạm để xử lý kịp thời.

Cần tuân thủ quy định

Theo bà Trần Thị Thanh Nhã, nếu không tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về NTCT trên đầm phá của tỉnh và cơ quan chức năng sẽ có nguy cơ rủi ro, hệ lụy khôn lường do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Khi NTCT phát triển đại trà, không tuân thủ quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo… sẽ ảnh hưởng xấu, nguy hại đến các đối tượng thủy sản nuôi xung quanh. NTCT đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, nếu xảy ra dịch bệnh sẽ gây thiệt hại, thua lỗ lớn.

Ông Nguyễn Minh Đức, Chánh Văn phòng Sở NN&PTNT thông tin, tỉnh và các địa phương đã quy hoạch một số vùng NTCT trên đầm phá. Theo quy định, cơ sở NTCT phải nằm trong vùng quy hoạch chung của tỉnh, huyện, các địa phương và tuân thủ các quy định của cơ quan chức năng. Các tổ chức, cá nhân phải đăng ký với UBND xã, thị trấn trước khi có kế hoạch NTCT. Các địa phương có biên bản đánh giá cơ sở đủ điều kiện NTCT trên vùng đầm phá theo quy định của Chi cục Thủy sản tỉnh và phê duyệt của UBND huyện, thị xã.

Tổ chức, cá nhân NTCT phải tuân thủ các quy chế về cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường. Ao nuôi đảm bảo đúng quy hoạch, thiết kế của toàn vùng, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền phê duyệt. Người nuôi có trách nhiệm và nghĩa vụ trong đầu tư và vận hành, sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng chung, như kênh mương, hệ thống cấp và thoát nước.

Ông Đức cho rằng, một yêu cầu mà người dân thường chủ quan là xây dựng diện tích ao nuôi, ao lắng không hợp lý. Phần lớn diện tích ao nuôi chừng 2.000m2, thậm chí nhỏ hơn không đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng do mật độ thường thả dày gấp 4-5 lần so với tôm sú. Thêm vào đó, diện tích ao hồ nhỏ hẹp thì nguồn nước không đảm bảo độ mát, độ PH... vào thời điểm nắng nóng kéo dài. Đây là những yếu tố bất lợi, dễ dẫn đến tôm dịch bệnh, chậm sinh trưởng, thậm chí bị còi, đạt năng suất thấp. Ngoài ao nuôi hẹp, hầu hết các vùng nuôi chưa quy hoạch ao lắng, xử lý môi trường nguồn nước cấp vào ao nuôi và thải ra bên ngoài... Các yếu tố như độ sâu đáy ao, cống cấp thoát nước chưa có lưới chắn lọc, chưa có khu chứa bùn thải... nên không đảm bảo cho nuôi tôm chân trắng, nguy cơ dịch bệnh rất cao.

Ngoài các yếu tố về hạ tầng cơ sở, các hộ NTCT cần tuân thủ khung lịch thời vụ và hướng dẫn quy trình, kỹ thuật của Sở NN&PTNT. Cỡ giống thả nuôi tối thiểu Postlarvae 12 (P12), chiều dài tối thiểu 9 mm. Mật độ tôm giống thả nuôi thâm canh từ 60 - 100 con P12/m2, có hệ thống quạt nước. Quá trình nuôi chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp, không sử dụng thức ăn tươi sống.

Bài, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Thuốc lá thế hệ mới - hệ lụy khó lường

Những năm gần đây, dù đã có nhiều cảnh báo về tác hại và các vấn đề xung quanh, song việc sử dụng thuốc lá điện tử ở một bộ phận, nhất là giới trẻ vẫn diễn ra âm ỉ. Lợi dụng việc này, các đối tượng phạm tội đã pha trộn một số chất ma túy thế hệ mới vào tinh dầu của thuốc lá điện tử. Tuy đã được khuyến cáo về tác hại của các loại thuốc lá thế hệ mới nhưng nhiều người vẫn chủ quan, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

Thuốc lá thế hệ mới - hệ lụy khó lường
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn
Return to top