ClockThứ Năm, 02/12/2021 14:00

Ưu tiên các nguồn lực cho vùng dân tộc thiểu số

TTH - Cùng với các hợp phần đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng, việc thực hiện chính sách về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, di dân định canh định cư (ĐCĐC) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã góp phần huy động mọi nguồn lực phát triển bền vững vùng DTTS, miền núi trên địa bàn tỉnh.

Chọn dự án cấp bách tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi để đầu tư có trọng tâmĐưa vốn tín dụng chính sách lên vùng cao

Khảo sát hệ thống nước sạch cho đồng bào xã Đông Sơn (A Lưới) (Ảnh chụp trước khi bùng phát đợt dịch lần thứ 4)

Cải thiện đời sống đồng bào

Đến bây giờ, anh Hồ Văn Lợi, dân tộc Pa Cô ở thôn Loah – Ta Vai, xã Đông Sơn (A Lưới) vẫn không thể ngờ gia đình mình có thể vươn lên làm giàu với xuất phát điểm là hộ nghèo. Sau khi được vay nguồn vốn ưu đãi 50 triệu đồng và được cấp cây, con giống từ chương trình hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển sản xuất, anh Lợi mạnh dạn huy động thêm trong gia đình đầu tư mô hình kinh tế kết hợp trồng rừng, nuôi bò đàn và mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa.

Quy trình sản xuất, hạch toán kinh doanh được khuyến nông viên và cán bộ hội nông dân hướng dẫn đầy đủ nên mô hình của anh đem lại hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt. “Đến nay, mỗi năm gia đình tôi thu nhập từ chăn nuôi và buôn bán gần 200 triệu đồng. Nhờ có chính sách hỗ trợ, nhiều hộ đồng bào ở đây đã phát triển trồng rừng và chăn nuôi gia súc đạt hiệu quả cao, cho thu nhập mỗi năm trên 250 triệu đồng...”, anh Lợi nói.

Đông Sơn là xã biên giới có 100% đồng bào DTTS. Qua triển khai đồng bộ các chính sách dân tộc, đến nay, số hộ làm ăn khấm khá tăng lên đáng kể. Ngoài gia đình anh Hồ Văn Lợi, có thể kể đến hàng chục hộ như Hồ Văn Tua, Hồ Văn Tình, Hồ Thị Lành, Hồ Văn Tanh… mỗi gia đình trồng vài ha rừng, chăn nuôi gia súc hàng chục con, mở rộng kinh doanh và làm thêm nghề thủ công truyền thống, tạo nên sự thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi ở địa phương.

Huyện A Lưới có trên 70% đồng bào DTTS, do đó việc thực hiện các chính sách dân tộc, miền núi ở đây được đặc biệt quan tâm. Cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương thường xuyên rà soát các chính sách nhằm triển khai thực hiện đầy đủ, đồng thời lồng ghép vào các chương trình trọng điểm về phát triển kinh tế, xã hội, nhất là chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh cho đồng bào DTTS.

Nhiều hộ đồng bào DTTS ở xã Đông Sơn (A Lưới) vươn lên làm giàu từ chăn nuôi gia súc và trồng rừng kinh tế

Trưởng phòng Dân tộc huyện A Lưới, ông Hồ Viết Ái cho hay, việc huy động nguồn lực cho vùng DTTS được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện kịp thời, đạt hiệu quả. Các chương trình 134, 135, 160... đã tạo được bộ mặt nông thôn mới cho huyện miền núi A Lưới. Tất cả các xã đều có trạm y tế và trường học khang trang, có bưu điện văn hóa, trạm truyền thanh, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Các lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất, khai hoang, bố trí lại dân cư, lập vườn, trồng cây lâm nghiệp luôn được ưu tiên đến hộ đồng bào DTTS. Nhờ đó, 100% hộ đồng bào DTTS đều được bố trí đất ở, đất sản xuất…

Nâng cao năng lực cộng đồng

Thượng Nhật là một xã miền núi của huyện Nam Đông trước đây thuộc diện đặc biệt khó khăn, toàn xã có gần 616 hộ, trong đó dân tộc Ka Tu chiếm 93%. Hai năm qua, được sự quan tâm của tỉnh và huyện, các chương trình, dự án (DA) thuộc chính sách dân tộc, trong đó có DA hạ tầng cơ sở nông thôn triển khai ở Thượng Nhật được địa phương thực hiện hiệu quả.

Năm 2020 và 2021, các công trình bức thiết được đồng bào tiếp tục đề xuất như công trình thủy lợi, đường giao thông, đường vào khu sản xuất, đầu tư hệ thống nước sạch cho toàn xã... đã được thi công hoàn thành. Từ nguồn vốn đối ứng của Chính phủ, vốn WB và cộng đồng đóng góp 5%, nguồn kinh phí xây dựng các công trình của DA mỗi năm đạt hàng tỷ đồng.

Chủ tịch UBND xã Thượng Nhật, ông Hoàng Trung Nam cho rằng, ngoài việc nâng cao đời sống Nhân dân, các DA từ chính sách dân tộc đã góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn bằng các chuyên đề về phát triển cộng đồng, chuyên đề quản lý, đầu tư, thủ tục đấu thầu và chính sách môi trường, chính sách đền bù tái định cư; chuyên đề cộng đồng với công tác giám sát, kiểm tra chất lượng công trình; cộng đồng với công tác duy tu bảo dưỡng công trình xây dựng...

Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hồ Xuân Trăng, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn DTTS toàn tỉnh trong 5 năm qua đạt hơn 50 tỷ đồng, với gần 6.000 hộ được hưởng lợi. Ngành còn đầu tư gần 100 tỷ đồng bố trí cho 9 điểm ĐCĐC tập trung. Trong đó, đã có 3 DA cơ bản hoàn thành đưa dân về sinh sống ổn định, gồm các DA ở thôn Tà Rỵ, xã Hương Hữu; thôn Ta Rinh xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông và DA ĐCĐC Khe Bùn, xã A Ngo, huyện A Lưới.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc cần tập trung nguồn lực, lồng ghép các chương trình, hợp phần DA vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương vùng đồng bào DTTS. Phấn đấu đến năm 2025, vùng DTTS có thu nhập bình quân đầu người đạt 40 - 42 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 15%...

Toàn tỉnh có 46 xã miền núi có đồng bào DTTS, với trên 55.091 người gồm Pa Cô, Tà Ôi , Cơ Tu, Bru Vân Kiều, Pa Hy, Hoa, Mường, Thái và Thổ. Hằng năm, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm bình quân trên 4,5%/năm.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

Với vai trò là đô thị động lực của tỉnh, TP. Huế xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn đến năm 2030 nhằm hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa
Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Tập trung nguồn lực giúp người dân giảm nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, huyện Phú Lộc đã và đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp gắn với tình hình thực tế từng địa phương, từng hộ gia đình để giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tập trung nguồn lực giúp người dân giảm nghèo
Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo

Phát huy vai trò của mình, chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện A Lưới đã có nhiều cách làm hay, thiết thực.

Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo
Return to top