ClockThứ Sáu, 16/07/2021 17:00

Giảm số vụ phá rừng A Lưới

TTH - Sau nhiều vụ phá rừng trên địa bàn huyện A Lưới liên tiếp diễn ra, các lực lượng kiểm lâm (KL), bảo vệ rừng (BVR) siết chặt hơn trong quản lý bằng nhiều chuyến tuần tra ngày đêm tại các điểm nóng.

Lập chốt liên ngành ngăn chặn nạn phá rừngXác minh, làm rõ thông tin cắt xén tiền bảo vệ rừngPhát hiện rừng ở A Lưới bị đốn hạ

Bàn phương án tuần tra rừng (Ảnh chụp trước khi bùng phát đợt dịch lần thứ 4)

Không lơ là, mất cảnh giác

Từ ngày thành lập Khu Bảo tồn (KBT) Sao La đến nay, anh Phạm Viết Nước, cán bộ của đơn vị chưa có những ngày nghỉ trọn vẹn, kể cả ngày lễ, tết, cuối tuần.

Anh Nước bảo, lâm tặc vẫn manh động, ngang nhiên tàn phá rừng trước những nỗ lực của lực lượng KL, BVR. Động vật hoang dã (ĐVHD) vẫn bị xâm hại trước lợi ích kinh tế, nhu cầu sử dụng của một bộ phận người dân. Cao điểm mùa nắng nóng, trong khi các lực lượng tập trung nhân lực ứng phó cháy rừng thì nguy cơ lâm tặc tận dụng cơ hội, sơ hở để phá rừng rất cao.

Rừng tự nhiên của KBT Sao La cũng như những cánh rừng già A Lưới tuy khó cháy, nhưng lực lượng cán bộ, KL vẫn không chủ quan, lơ là. Tuần tra rừng nhằm phòng cháy chữa cháy, lực lượng KL, BVR của đơn vị luôn kết hợp, đề cao cảnh giác với nạn săn bắt ĐVHD, chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng. “Liên tục trong 2 tháng nay, các lực lượng phân công nhau bám rừng, tuần tra, túc trực cả ngày lẫn đêm tại các điểm nóng”, anh Nước chia sẻ.

Giám đốc KBT Sao La, ông Nguyễn Thanh nhận định, lâm tặc thường lợi dụng cơ hội, sơ hở của các lực lượng, nhất là trong thời điểm tập trung phòng cháy chữa cháy rừng để lén lút vào rừng đốn hạ cây lấy gỗ. Từ đầu mùa nắng nóng đến nay, lực lượng BVR của đơn vị phối hợp với lực lượng KL tổ chức tuần tra thường xuyên tại các tiểu khu được xác định điểm nóng phá rừng. Đáng chú ý là những vùng giáp với rừng phòng hộ A Lưới, Nam Đông, đường 74, dọc đường Hồ Chí Minh, sông Hữu Trạch, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Nam.

Tuần tra rừng, kết hợp ứng dụng khoa học - công nghệ để kiểm soát rừng đang được KBT Sao La triển khai có hiệu quả. Sau khi nhận nguồn ảnh biến động từ Chi cục KL, KBT Sao La tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường vùng biến động. Từ đầu năm đến nay, đơn vị phát hiện 9 vị trí nghi ngờ biến động rừng tự nhiên, chủ yếu do sạt lở đất, sạt lở dọc theo đường Hồ Chí Minh. Lực lượng KL, BVR đẩy đuổi hàng trăm người dân ra khỏi rừng, tháo gỡ hàng trăm bẫy thú và nhiều lán trại của lâm tặc.

Giảm vụ vi phạm

Hạt trưởng Hạt KL huyện A Lưới, ông Ngô Hữu Phước đánh giá, từ sau các vụ phá rừng liên tiếp diễn ra thời gian qua, những tháng đầu năm nay các đơn vị KL, BVR trên địa bàn A Lưới cơ bản làm tốt nhiệm vụ BVR. Lực lượng KL, BVR thường xuyên vào các điểm nóng như đầu nguồn sông Hữu Trạch, các xã Hồng Thủy, Hồng Thượng, Hồng Vân, Trung Sơn… để thực hiện truy quét, tuần tra rừng.

Kết hợp giữa tuần tra, truy quét và công nghệ viễn thám đã ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các vụ phá rừng quy mô lớn, đẩy đuổi nhiều đối tượng nghi vào rừng chặt phá. Sáu tháng đầu năm nay, trên địa bàn huyện chỉ xảy ra 3 vụ phá rừng với diện tích gần 0,6 ha, giảm 13 vụ, giảm gần 4 ha so với cùng kỳ năm trước. Các chốt BVR được thành lập tại khu vực đường 74, xã A Roàng đã bảo vệ nghiêm ngặt, an toàn nên không để xảy ra tình trạng chặt cây ươi lấy hạt. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện A Lưới xảy ra 58 vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp, lâm sản bắt giữ hơn 48 m3 gỗ các loại; so với cùng kỳ năm trước giảm 42 vụ và giảm gần 28,5 m3 gỗ...

Tuy nhiên theo ông Phước, có thể nhận thấy rõ những khó khăn, tồn tại trong quá trình tuần tra, BVR của KBT Sao La cũng như các đơn vị quản lý, BVR A Lưới. Tình trạng lâm dân vào rừng đặt bẫy, săn bắt ĐVHD diễn ra khá phổ biến. Một bộ phận lâm dân, lâm tặc ngoài địa phương, ngoại tỉnh lăm le, chờ cơ hội vào rừng chặt phá, lấn chiếm đất rừng.

Địa bàn phức tạp, núi rừng hiểm trở, lực lượng mỏng, khe hở từ các lòng hồ thủy điện, đường giao thông đi qua rừng tự nhiên… cũng là những thách thức, tồn tại có thể tạo kẻ hở, cơ hội cho lâm tặc, lâm dân vào rừng chặt phá, săn bắt ĐVHD.

Theo các đơn vị quản lý, BVR huyện A Lưới, trong điều kiện lực lượng mỏng, kiêm nhiệm thì KL, cán bộ BVR được xác định là nòng cốt, phối hợp với Nhân dân, lực lượng vũ trang, chủ rừng bảo vệ an toàn các loài gỗ quý, ĐVHD là cần thiết. Các đơn vị cần tăng cường về các nhà quản lý, BVR, trạm KL cửa rừng để kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ. Từ đó phát hiện những tồn tại, thiếu sót nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn. Cán bộ có năng lực, chuyên môn trau dồi kiến thức, năng lực ứng dụng ảnh viễn thám, chủ động trong việc phát hiện sớm các hành vi phá rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân khu dân cư Ba Lạch

Ngày 8/11, khu dân cư Ba Lạch (xã Lâm Đớt, huyện A Lưới) tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” nhân dịp Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân khu dân cư Ba Lạch
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Return to top