ClockThứ Ba, 06/01/2015 22:02

Hơn 48,7 tỷ đồng hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số và miền núi

TTH - Năm 2014, tổng kinh phí 8 chương trình, chính sách, dự án đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh hơn 48,7 tỷ đồng (chưa tính kinh phí thẻ BHYT).

Cụ thể, Chương trình 135 hỗ trợ 26,6 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, duy tu bảo dưỡng và hỗ trợ phát triển sản xuất; chính sách định canh, định cư với kinh phí 18,1 tỷ đồng bố trí 5 điểm định canh định cư và hỗ trợ trực tiếp cho người dân khai hoang; chính sách vay vốn với 1,29 tỷ đồng, phân bổ cho các huyện với 183 hộ được hưởng; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt đã cấp 5 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn kinh phí là 1,71 tỷ đồng với 6.097 hộ được thụ hưởng; chính sách hỗ trợ chế độ người có uy tín kinh phí 557 triệu đồng cho 172 người có uy tín; hỗ trợ sinh viên dân tộc thiểu số là 1.738 triệu đồng cho 189 sinh viên; ngoài ra, chính sách hỗ trợ về khám, chữa bệnh cho 38.569 người nghèo được hỗ trợ tham gia BHYT. Các chính sách này góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân vùng dân tộc, miền núi, nhất là công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả cao, với 11,42%, cận nghèo là 10,66%.                                   

Thái Bình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Return to top