ClockThứ Bảy, 01/02/2020 13:06

Hướng đi mới từ nuôi tôm bằng ao tròn

TTH - Trong điều kiện biến đổi khí hậu, môi trường vùng nuôi thường bị ô nhiễm, mô hình ao tròn bước đầu mang lại hiệu quả, mở ra cơ hội mới cho nghề nuôi tôm trên cát ven biển Ngũ Điền.

Quản lý chặt nuôi tôm trên cát ở Ngũ ĐiềnCơ hội cho nuôi tôm ở Ngũ ĐiềnNuôi tôm vào vụ mới

Người dân chăm sóc tôm nuôi trong ao tròn

Được tham quan, học tập mô hình nuôi tôm trên cát bằng ao tròn từ các tỉnh phía Nam, anh Đặng Phước Hoàng ở xã Điền Lộc (Phong Điền) đã ứng dụng vào nuôi ở vùng cát Ngũ Điền từ vụ nuôi cuối năm nay. Thay vì lót bạt, đưa nước vào nuôi bằng ao vuông diện tích lớn như trước đây, anh Hoàng đã thiết kế ao tròn diện tích nhỏ được đặt trong ao nuôi cũ, không chỉ tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Mô hình nuôi tôm trên cát bằng ao tròn tuy mới trên địa bàn tỉnh, nhưng đã áp dụng thành công tại các tỉnh phía Nam từ nhiều năm nay. Mô hình không đòi hỏi diện tích lớn hàng ngàn mét vuông như quy trình nuôi ao vuông. Mỗi ao tròn chỉ 500m2 được làm bằng khung sắt, lót bạt, đặt trên bề mặt đất cát, chi phí vật liệu xây dựng chỉ bằng 1/3 so với ao vuông.

Diện tích ao nuôi nhỏ nên dễ quản lý, xử lý chất thải trong quá trình nuôi, đưa nước vào ao cũng như thải ra môi trường bên ngoài. Quá trình nuôi, các loại chất thải rắn, xác tôm chết… trong ao được dễ dàng lắng lọc kỹ, thu gom thường xuyên và xử lý đúng quy trình kỹ thuật.

Với mô hình ao tròn không đòi hỏi nhiều nhân công chăm sóc, hạn chế quá trình sục khí… nên giảm chi phí đầu tư. Việc dễ quản lý môi trường, dịch bệnh, chăm sóc tôm còn hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình nuôi so với ao vuông. Trong điều kiện dễ kiểm soát, quản lý, mô hình nuôi tôm bằng ao tròn với diện tích nhỏ có thể nuôi được 3 vụ/năm, trong đó có cả vụ hè.

Diện tích nuôi tôm trên cát trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 500 ha, tập trung lớn nhất ở vùng Ngũ Điền khoảng 300 ha, còn lại tại các xã Phú Thuận (Phú Vang), Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền), Lộc Bình (Phú Lộc)… tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thời tiết khắc nghiệt nên mô hình nuôi tôm trên cát bằng ao vuông chưa thật sự phát huy hiệu quả.

Tính từ thời điểm thả giống đến nay gần 3 tháng, cho thấy tôm nuôi ao tròn sinh trưởng tốt hơn so với nuôi trong ao vuông,  có thể thu hoạch chỉ sau ba tháng rưỡi. Đánh giá bước đầu cho thấy, sản lượng ước đạt chừng 2-2,5 tấn, tương đương hoặc cao hơn nuôi ao vuông 0,5 tấn. Trong khi đó, mô hình nuôi bằng ao tròn chỉ mất chừng 3-3,5 tháng cho thu hoạch thì nuôi ao vuông lâu nay phải cần đến từ bốn tháng trở lên mới cho thu hoạch.

Ông Nguyễn Đăng Thành, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền đánh giá, ngoài giảm chi phí đầu tư, mô hình nuôi tôm trên cát bằng ao tròn còn dễ dàng trong quá trình quản lý, chăm sóc, hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Đối với các địa phương hiện nay chưa có hệ thống cấp nước mặn tập trung thì việc áp dụng mô hình mới này tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình cấp nước cũng như thoát nước, xử lý môi trường.

Bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh chia sẻ, chi cục luôn đồng hành, hỗ trợ người dân trong việc chuyển đổi mô hình ao vuông diện tích lớn sang ứng dụng mô hình nuôi tôm bằng ao tròn. Đây được xem là mô hình nuôi tôm bằng công nghệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội, an toàn, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế. Chi cục phối hợp với các địa phương sẽ tổ chức cho người dân tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm để triển khai ứng dụng, nhân rộng mô hình mới này ở vùng Ngũ Điền nói riêng và vùng cát ven biển toàn tỉnh nói chung.

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn

Trong điều kiện nuôi tôm trên cát thường xảy ra dịch bệnh, thua lỗ, ngành nông nghiệp đang hướng người dân chuyển sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bằng ao tròn, hai và ba giai đoạn.

Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn
Nâng tầm tôm Việt cùng phát triển sản phẩm OCOP

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có quy mô cấp khu vực, được tỉnh Cà Mau lần đầu tiên đăng cai tổ chức.

Nâng tầm tôm Việt cùng phát triển sản phẩm OCOP
Hướng đến nuôi tôm an toàn, bền vững

Không còn là những vụ nuôi khấp khởi thu hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng như trước, nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển, đầm phá giờ đây đối mặt với dịch bệnh triền miên. Nguyên nhân ban đầu được xác định đến từ vấn nạn ô nhiễm môi trường vùng nuôi, nguồn nước cấp và thoát.

Hướng đến nuôi tôm an toàn, bền vững
Tận dụng lợi thế để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu năm 2023

Giữa những khó khăn được dự báo trước như biến động tiêu dùng thế giới, lạm phát, lãi suất ngân hàng chi phối các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm cũng như các hộ nuôi tôm trong nước, nhưng các doanh nghiệp ngành tôm vẫn có nhiều cơ hội phát triển trong năm 2023.

Tận dụng lợi thế để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu năm 2023
Phập phồng nuôi tôm chân trắng

“Theo đuôi con tôm” mười mấy năm nay với nhiều cơ hội, thách thức, cuối cùng người dân vẫn trắng tay vì dịch bệnh, thua lỗ.

Phập phồng nuôi tôm chân trắng

TIN MỚI

Return to top