ClockThứ Năm, 01/02/2018 14:08

Cơ hội cho nuôi tôm ở Ngũ Điền

TTH - Để nuôi tôm trở thành cơ hội làm giàu như kỳ vọng, huyện Phong Điền xây dựng quy chế quản lý vùng nuôi tôm tập trung (QLVNTTT) trên vùng cát ven biển Ngũ Điền với những quy định, quy trình đảm bảo, khoa học.

Xanh hóa vùng cát Ngũ ĐiềnTôm nuôi vụ Tết được mùa, được giáSắc màu Ngũ Điền

Người dân Phong Hải chấp hành khá tốt các quy trình, kỹ thuật nuôi tôm chân trắng

“Mạnh ai nấy làm”

Ông Trần Tăng ở xã Điền Hương, một chủ hồ nuôi tôm có quy mô khá lớn, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm trên cát ở Ngũ Điền tỏ ra  lo lắng trước thực trạng nuôi tôm theo phong trào, “mạnh ai nấy làm”.

Với 5 ao hồ trên diện tích gần 2 ha, hộ ông Tăng từng được người dân gọi là tỷ phú nuôi tôm, nhưng nhiều vụ nuôi gần đây bị thua lỗ do dịch bệnh.

“Mình nuôi đúng theo quy trình kỹ thuật nhưng bà con xung quanh thì ngược lại, từ xây dựng ao nuôi, ao lắng đến kiểm dịch con giống đều chưa tuân thủ đúng quy định. Giống mua về trước khi thả không được kiểm dịch; thiếu chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh. Khi một vài hồ nuôi xảy ra, dịch bệnh lây lan nhanh các ao nuôi khác trên diện rộng”, ông Tăng  bức xúc.

Nhóm hộ do ông Trần Gia Truyền ở xã Điền Hương làm nhóm trưởng từng nuôi 14 hồ trên diện tích 5,54ha, nhưng đến nay chỉ nuôi vài hồ, số còn lại bị bỏ không vì lo dịch bệnh. “Thua lỗ triền miên nên phải hạn chế nuôi để tránh rủi ro. Chờ đến khi được quy hoạch (QH) vùng nuôi, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, kênh mương... được đầu tư xây dựng hợp lý, đảm bảo yêu cầu mới yên tâm đưa vào nuôi hết diện tích”, ông Truyền nói.

Người dân Phong Hải nuôi tôm vụ đầu năm

Ông Trần Gia Duy, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Hương thẳng thắn: Nuôi tôm trên cát ven biển ở Điền Hương nói riêng, vùng Ngũ Điền nói chung lâu nay chủ yếu tự phát, “mạnh ai nấy làm”. Từ các điều kiện về vùng nuôi, ao nuôi, cơ sở hạ tầng, ao xử lý, hệ thống kênh mương... đến khâu giống chưa được đầu tư, tổ chức một cách bài bản, hợp lý. Người dân chưa chấp hành QH, thiếu ao lắng, lạm dụng thuốc kháng sinh, xử lý môi trường chưa đảm bảo. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tôm nuôi thường xuyên dịch bệnh.

Ông Nguyễn Đăng Thành, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phong Điền cho rằng, đến nay đã hơn 10 năm khai hoang, đi vào sản xuất, diện tích ngày càng mở rộng nhưng hiệu quả nuôi tôm trên cát vẫn chưa đạt so với tiềm năng và sự kỳ vọng của các địa phương. Nguyên nhân chính do người dân chưa tuân thủ các quy định, phần lớn đều bơm nước biển trực tiếp vào ao nuôi, chưa qua xử lý. Sau khi thu hoạch tôm, nước trong hồ trực tiếp thải ra môi trường, không qua xử lý bằng các loại thuốc, hóa chất theo quy định… Nhiều hộ nôn nóng, khi đưa giống về thả nuôi ngay, không báo với cơ quan chức năng để được kiểm tra, kiểm dịch.

Quy chế quản lý vùng nuôi tôm tập trung

Ông Nguyễn Đăng Phúc, Chủ tịch UBND xã Điền Hòa thông tin, mới đây UBND huyện Phong Điền triệu tập lãnh đạo các địa phương, trong đó có Điền Hòa, cùng các chủ nhóm hộ nuôi để nghe quán triệt, nắm bắt thông tin nội dung quy chế QLVNTTT trên cát ven biển. Sau khi tiếp thu, chính quyền địa phương tổ chức họp dân, thông báo, tuyên truyền các hộ nuôi chấp hành, tuân thủ các quy chế QLVNTTT.

Xã Phong Hải được xác định là địa phương nuôi tôm trên cát mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nhờ người dân tuân thủ khá nghiêm ngặt các điều kiện, quy trình kỹ thuật. Hạ tầng nuôi tôm tại xã Phong Hải được tỉnh, huyện và địa phương đầu tư khá đồng bộ. Hằng năm có trên 50-70% số hộ nuôi tôm có lãi, trong đó nhiều hộ lãi từ vài trăm triệu đến trên dưới tỷ đồng/vụ.

Theo ông Phan Khánh, Chủ tịch UBND xã Phong Hải, chính quyền địa phương vẫn không chủ quan, luôn đề cao cảnh giác với dịch bệnh. Từ đầu năm, cán bộ khuyến nông, lãnh đạo địa phương đến tận các hộ dân để tuyên truyền, vận động bà con tuân thủ quy chế QLVNTTT của huyện vừa mới ban hành nhằm đạt kết quả như mong đợi, tránh thua lỗ do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác.

Năm 2018, dự kiến toàn huyện Phong Điền đưa vào nuôi tôm trên cát khoảng 300 ha. Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã tổ chức hội nghị triển khai quy chế QLVNTTT (diễn ra tại xã Điền Lộc) với sự tham gia của các cán bộ chủ chốt các đơn vị, địa phương liên quan và đại diện một số tổ chức và nhóm hộ.

Sau hội nghị, UBND huyện có kết luận, thông báo và giao trách nhiệm cho UBND các xã ven biển, đầm phá tiếp tục tổ chức triển khai trên địa bàn, đồng thời tổ chức ký cam kết đối với các hộ, nhóm hộ nuôi về việc thực hiện quy chế QLVNTTT.

Ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho rằng, quy chế QLVNTTT được xác định là cơ sở, điều kiện đáp ứng quy trình nuôi tôm an toàn, hạn chế dịch bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, vùng NTTT được quy hoạch đảm bảo yêu cầu có một hoặc nhiều cơ sở nuôi tôm quy mô diện tích từ 10 ha trở lên, được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ như giao thông, điện lưới, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, ao lắng, các công trình phụ trợ, trồng cây xanh. Diện tích ao nuôi xây dựng mới phải có diện tích mặt nước tối thiểu 3.000m2.

Bài, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội cho nhà vườn, nhà rường Huế

Với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị đặc trưng của hệ thống nhà vườn, nhà rường trên địa bàn, UBND TP. Huế tiếp tục triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng và nhà rường cổ Bao Vinh.

Cơ hội cho nhà vườn, nhà rường Huế
Hoàn thiện quy hoạch, nắm bắt cơ hội

Quy hoạch luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của từng địa phương, từng vùng. Hoàn thiện các quy hoạch đồng nghĩa với việc tháo gỡ nhiều vướng mắc hiện hữu.

Hoàn thiện quy hoạch, nắm bắt cơ hội
Nuôi tôm trên ruộng lúa nhiễm mặn

Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh thí điểm thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đất trồng lúa bị nhiễm mặn, phèn mở ra hướng đi mới trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh.

Nuôi tôm trên ruộng lúa nhiễm mặn
Return to top