ClockThứ Hai, 08/10/2012 11:08

Khi ngư dân đồng thuận

TTH - Quảng Điền là một trong những địa phương thực hiện tốt về công tác sắp xếp và giải tỏa nò sáo trên đầm phá. Có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực của địa phương, không thể không nhắc đến sự đồng tình ủng hộ cao của bà con ngư dân.

Ngư dân đồng tình, ủng hộ

 

Quảng Điền có diện tích đầm phá 3.850 ha, với15 ngàn dân sống dựa vào nguồn lợi thủy sản đầm phá. Để hoạt động khai thác thủy sản trên đầm phá phù hợp với quy hoạch, có tính khoa học và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, vừa qua, UBND huyện Quảng Điền tổ chức sắp xếp và quy hoạch lại nò sáo trên địa bàn. Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền cho biết: “Ban đầu nói đến việc giải tỏa nò sáo trên đầm phá, phần lớn bà con ngư dân không đồng tình, vì ảnh hưởng rất lớn đến miếng cơm manh áo của họ. Nhưng với công tác tổ chức tuyên truyền, vận động, phổ biến các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến tận từng gia đình, chúng tôi nhận được sự đồng tình ủng hộ cao”.

 

Ngư dân đồng tình, nò sáo được sắp xếp nhanh

 

Huyện Quảng Điền chọn xã Quảng Phước làm điểm, sau đó sơ kết rút kinh nghiệm làm cơ sở để triển khai các địa phương còn lại. Trong quá trình thực hiện, huyện phối hợp với Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hỗ trợ, giúp đỡ về công tác định vị, cắm mốc từng khu vực quy hoạch. Huyện Quảng Điền có 441 trộ nò sáo, kế hoạch giải tỏa là 251 trộ và sắp xếp lại 190 trộ; trong đó, xã Quảng Phước có 64 trộ giải tỏa 32 và sắp xếp lại 32 trộ, xã Quảng Công 44 trộ giải tỏa 15 trộ và sắp xếp lại 29 trộ; xã Quảng Thái có 34 trộ giải tỏa 18 trộ và sắp xếp lại 16 trộ.... Cùng với việc giải tỏa nò sáo trên đầm phá, UBND huyện Quảng Điền đầu tư đúc 156 trụ bê tông để cắm mốc phân lô trên đầm phá theo bản đồ quy hoạch với kinh phí hơn 220 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương.

 

Kinh phí hỗ trợ cho nhân dân về giải tỏa, sắp xếp lại nò sáo trên phá Tam Giang của huyện Quảng Điền là hơn 7 tỷ đồng; trong đó, hỗ trợ gạo gần 2,9 tỷ đồng, còn lại là hỗ trợ tiền mặt. Được biết, trước khi giải tỏa, ngư dân được ứng 50% kinh phí; sau khi giải tỏa xong, UBND huyện và xã lập biên bản nghiệm thu và chi trả 50% kinh phí còn lại.

Ông La Phận, ở thị trấn Sịa, cho biết: “Ban đầu tui và gia đình không đồng ý nhưng, sau khi nghe ý kiến của các cán bộ, tui hiểu rõ hơn việc giải tỏa nò sáo. Thế là, gia đình tui đồng ý ký vào giấy giải tỏa trộ nò sáo”. 

 

Kết quả đạt được

 

Quảng Phước là địa phương được UBND huyện chọn làm điểm trong việc triển khai giải tỏa, sắp xếp lại các trộ nò sáo. Theo kế hoạch, xã Quảng Phước có 32 trộ giải tỏa và 32 trộ sắp xếp lại; trong quá trình thực hiện có thêm 3 trộ xin đăng ký tự nguyện giải tỏa. Như vậy, tổng số trộ nò sáo giải tỏa của xã Quảng Phước là 35 và sắp xếp lại là 29 trộ. Là địa phương làm điểm về giải tỏa, sắp xếp lại nò sáo được bà con ngư dân đồng tình ủng hộ đó là cơ sở, nền tảng để tiếp tục thực hiện ở các địa phương khác trên địa bàn huyện. Xã Quảng Thái có 34 trộ, giải tỏa 18 trộ và sắp xếp lại 16 trộ; quá trình vận động xã Quảng Thái có thêm 05 trộ đăng ký tình nguyện giải tỏa. Đối với các địa phương khác bà con ngư dân chấp hành thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh và huyện Quảng Điền. Đến nay, công tác giải tỏa, sắp xếp lại nò sáo thực hiện đạt 100%. Mỗi lớp sáo cách nhau 150m, cánh sáo của trộ này cách trộ kia là 10m, trộ liền kề đê phải cách đê 50m. Bà con ngư dân tự nguyện sắp xếp theo phương châm “dồn hộ, dồn trộ” theo dòng tộc, họ hàng và anh em.

 

Sau khi giải tỏa, sắp xếp xong, kết quả cho thấy hầu hết các hộ dân có cuộc sống ổn định, nhiều hộ sử dụng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để mua sắm thêm nghề phục vụ cho nghề khai thác thủy sản. Sản lượng khai thác hàng năm của các trộ sáo tăng 33%. Sau khi giải tỏa nò sáo tạo được sự thống thoáng về luồng lạch, dòng chảy, giúp cho ghe thuyền đi lại được thuận tiện hơn và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Việc cắm mốc bê tông vùng quy hoạch cũng đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình theo dõi, quản lý nhất là việc cơi nới, phát sinh.

 

Bài, ảnh: Thanh Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Lúa đông xuân được mùa, được giá

Năng suất lúa đông xuân ước đạt 67,5 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với vụ đông xuân trước được xem là vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Lúa đông xuân được mùa, được giá
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Return to top