ClockThứ Năm, 05/11/2020 13:45

Khôi phục, ổn định sản xuất sau lũ

TTH - Khoảng 70ha rau màu, cây ăn trái và hoa tại các địa phương trên địa bàn TP. Huế bị hư hỏng hoàn toàn sau đợt lũ từ ngày 9/10, ước thiệt hại trên 15 tỷ đồng.

Ổn định đời sống, khôi phục sản xuất sau lũKhôi phục hoa và rau sau lũ

Hơn 10ha thanh trà ở khu vực bãi bồi Lương Quán (Thủy Biều) thiệt hại nặng do bão, lũ

Tại khu vực bãi bồi Lương Quán, phường Thủy Biều, toàn bộ diện tích cây thanh trà từ 2- 5 tuổi khô cây, hư hại nặng sau lũ.

Ông Phạm Văn Minh, tổ 4 chia sẻ: “Sau gần 3 năm trồng và đầu tư hệ thống tưới tiêu, phân bón, đến nay, hơn 1.500m2 thanh trà đã và đang cho trái; thêm diện tích chanh, chuối đang kỳ thu hoạch bị ngâm nước lâu ngày nên chết cây, hư hại hoàn toàn, trong khi các khoản vay ngân hàng để mua cây giống, hệ thống tưới tiêu vẫn chưa trả xong. Nợ chồng nợ, giờ chỉ mong được hỗ trợ cây giống, phân bón để trồng lại”.

Hộ ông Hoàng Trọng Khá, trú tại tổ 7 có hơn 4 sào thanh trà 5 năm tuổi chết khô; 1,5 sào ớt đang kỳ thu hoạch cũng trơ thân, trụi lá sau lũ. “Lâu nay, mỗi ngày gia đình thu trên 300 ngàn đồng từ tiền bán ớt, rồi hàng trăm cây thanh trà chuẩn bị cho quả, vậy mà bây giờ mất trắng, thiệt hại gần 200 triệu đồng”, ông Khá nói.

Quyền Chủ tịch UBND phường Thủy Biều Võ Đăng Thái thông tin, Thủy Biều là địa phương có diện tích trồng thanh trà nhiều nhất TP. Huế với tổng diện tích 154ha, trong đó có 147ha đã cho quả và mang lại giá trị kinh tế cao. Đợt lũ ngày 9/10, do ngâm nước lâu nên trên 10ha thanh trà dưới 5 tuổi trồng ở khu vực bãi bồi Lương Quán bị ngập, gây chết cây. Ngoài thanh trà, hiện có khoảng 5ha hoa huệ và loa kèn, 2ha sả và dưa lưới hư hỏng hoàn toàn, nông dân đang khắc phục dần để phục hồi sản xuất, tổng thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng.

Ông Thái cho biết, trong lúc chờ quyết định hỗ trợ cây giống, phân bón và kinh phí của Nhà nước, phường đang kêu gọi các doanh nghiệp, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ bà con nông dân nhằm giúp bà con vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Hiện nhiều diện tích rau màu, hoa, cây ăn trái ở một số vùng thấp trũng ngập lụt, như Kim Long, Hương Long, Phú Hậu, Phú Cát... bị hư hỏng hoàn toàn nên người dân gặp vô vàn khó khăn khi vừa mất đi nguồn thu nhập chính, vừa thiếu giống, phân bón để canh tác trở lại.

Bà Nguyễn Thị Gái, phường Kim Long cho biết, trước đợt lũ vừa qua, mỗi ngày gia đình thu nhập trên dưới 500 ngàn đồng từ các loại rau màu, hoa, vậy mà lũ kéo dài ngâm nước lâu ngày nên toàn bộ diện tích rau màu, hoa hư hỏng 100%. Giờ chẳng vớt vát được gì, chỉ biết trông trời hết mưa, khô đất để tiếp tục mua hạt giống, làm đất để trồng kịp chợ tết.

Theo Trưởng phòng Kinh tế TP. Huế Đồng Sĩ Toàn, hiện các địa phương đang thống kê số lượng thiệt hại do lũ trình UBND TP. Huế thực hiện hỗ trợ bà con theo Nghị định 02 của Chính phủ. Đồng thời, hướng dẫn bà con áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, tích cực triển khai các giải pháp đồng hành cùng nông dân vượt qua khó khăn, quyết tâm khôi phục lại sản xuất nông nghiệp, phần nào bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top