ClockThứ Ba, 25/08/2020 18:51

Lại lo nạn phá rừng ở A Lưới

TTH.VN - Mới đây, dư luận lại xôn xao trước thông tin liên quan đến rừng già nơi khu vực biên giới ở huyện A Lưới bị lâm tặc ngang nhiên khai thác. Trong đó, khu vực rừng bị chặt phá nằm không quá xa Quốc lộ 49 và cách Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân (huyện A Lưới) khoảng hơn 2km theo đường chim bay.

Rừng A Lưới tiếp tục bị pháCùng người dân giữ vững biên cươngTái diễn nạn khai thác rừng trái phép ở A Lưới

Lực lượng chức năng kiểm tra thực tế tại hiện trường

Gỗ bị khai thác trái phép thuộc rừng sản xuất

Nhận được thông tin phản ánh, lực lượng chức năng đã lập đoàn kiểm tra liên ngành (gồm: Đoàn Đặc nhiệm 2, Cục phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Phòng phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Hạt Kiểm lâm A Lưới; Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân; chính quyền địa phương xã Hồng Thủy).

Theo chân đoàn kiểm tra, hiện trường cho thấy vị trí khai thác thuộc lô 1, khoảnh 15, tiểu khu 256, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới; trạng thái rừng thường xanh phục hồi. Lực lượng chức năng cho biết, đây là rừng có chức năng rừng sản xuất, chủ rừng là UBND xã Hồng Thủy quản lý và tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho nhóm hộ ông Hồ Đại Phú (thôn Pa Ây, xã Hồng Thủy) quản lý bảo vệ rừng và hưởng lợi theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020.

Theo ghi nhận của đoàn kiểm tra, tình hình khai thác gỗ trái phép xảy ra tại khu vực được phản ánh. Tuy nhiên, hiện trường cho thấy không có dấu hiệu khai thác mới ít nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây (các gốc cây chồi đã mọc cao khoảng 40 – 50cm). Đường vào hiện trường khai thác là đường mòn dốc, hiểm trở, không phát hiện dấu vết xe cơ giới, cưa xăng. Tại hiện trường, đoàn ghi nhận được 1 lán trại và 2 gốc cây. Mở rộng địa bàn kiểm tra, phát hiện thêm 4 gốc cây đã bị chặt hạ. 6 gốc cây nói trên có đường kính từ 70 – 120cm, trong đó có 5 cây thuộc chủng loại gỗ Gáo và 1 cây thuộc chủng loại gỗ Trám trắng, đều là gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm.

Hiện trường, các cây gỗ bị khai thác đã mọc chồi

Ông Trương Công Duẩn, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy phân tích, nhìn từ mầm gốc cây khai thác đã lên khoảng 50cm, cây leo cũng lên phủ gốc thì có thể nhận định không phải mới khai thác. Chủng loại gỗ và số lượng khá trùng khớp với số lượng và chủng loại gỗ đã được bắt giữ tại Hạt Kiểm lâm A Lưới cách đây vài tháng. Còn theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, trong 6 gốc cây trên, có 3 gốc đã được trạm kiểm lâm địa bàn Hồng Trung và UBND xã Hồng Thủy kiểm tra, phát hiện vào ngày 27/8/2019; 3 gốc còn lại bị khai thác vào khoảng cuối năm 2019 và tháng 4-5/2020. “Thực tế hiện trường dấu vết gỗ bị khai thác đã cũ, đã mọc dây leo, bụi rậm. Có thể khẳng định, đó không phải là những gốc cây mới bị chặt phá”, ông Nguyễn Đình Dũ, phụ trách trạm kiểm lâm Hồng Trung (quản lý khu vực rừng của 3 xã Trung Sơn, Hồng Vân, Hồng Thủy) nhấn mạnh.

Cần giải pháp ngăn chặn triệt để

Lực lượng chức năng đi kiểm tra thực tế khu vực rừng bị khai thác trái phép theo thông tin phản ánh

Những năm trở lại đây, nạn phá rừng ở A Lưới vẫn còn xảy ra. Tính từ đầu năm 2019 đến cuối tháng 3/2020, lực lượng kiểm lâm huyện A Lưới đã ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm chặt phá, lấn chiếm rừng trái phép.

Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, các lực lượng chức năng hiện đảm nhận thêm các nhiệm vụ phòng, chống dịch nên một số đối tượng lợi dụng để khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Đơn cử như lúc 1 giờ 30 phút ngày 5/5, tại khu vực Km39, thuộc địa phận xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, cách cửa khẩu Hồng Vân khoảng 0,4km, Đội Đặc nhiệm thuộc phòng Phòng chống Ma túy và Tội phạm, Bộ đội Biên phòng tỉnh khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện xe ô tô tải có hành vi vận chuyển gỗ trái phép, trên xe có 37 phách gỗ, chiều dài trung bình 2m, rộng 30cm, dày 15cm. Bên cạnh những vụ phát hiện được, vẫn còn những lo lắng, nhất là giai đoạn hiện nay, các đơn vị phải tập trung thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Theo ông Duẩn, cùng với lực lượng chức năng, địa phương cũng có các tổ tuần tra. UBND xã Hồng Thủy quản lý và tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho nhóm hộ dân và mỗi nhóm hộ có khoảng 12 người quản lý hơn 300 ha. Lực lượng mỏng, trái lại đối tượng khai thác tinh vi. Thậm chí, khi tổ tuần tra nghe được tiếng cưa và đến khu vực kiểm tra, các đối tượng đã tẩu thoát. Hiện trường không để lại dấu vết của xe, trâu bò vận chuyển mà có thể họ vác bộ.

Khu vực lán trại cũ mà các đối tượng từng dựng lên lúc khai thác gỗ trái phép

Cái khó trong công tác quản lý và bảo vệ rừng là địa hình hiểm trở, ở rừng sâu, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng mỏng, trong khi đó các đối tượng vi phạm khá tinh vi, thường theo dõi các lực lượng sơ hở, hoặc tranh thủ hoạt động vào đêm khuya nên rất khó phát hiện, xử lý; khi phát hiện, các đối tượng khai thác rừng trái phép còn chống trả quyết liệt; thậm chí các đối tượng khai thác rừng trái phép còn có lực lượng “cảnh giới” với cơ quan chức năng. Về mặt chủ quan, vẫn còn tình trạng một phần các chủ rừng chưa thật sự làm hết trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng.

Khó khăn là có thật, tuy nhiên tình trạng khai thác trái phép rừng xảy ra trong thời gian  qua đòi hỏi các lực lượng chức năng cần có giải pháp quyết liệt. Cần xác định các vùng trọng điểm về khai thác, vận chuyển về lâm sản trái phép để xây dựng các kế hoạch phối hợp cụ thể với các bên liên quan nhằm đấu tranh, ngăn chặn các cá nhân, tổ chức vi phạm...

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, lãnh đạo huyện sẽ tiếp tục làm việc với các đơn vị chức năng để bàn các giải pháp liên quan đến công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn phá rừng xảy ra trên địa bàn.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Hội thi “Rung Chuông vàng - Tìm hiểu pháp luật”

Chiều 1/11, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp với Đoàn trường THPT Thuận An (TP. Huế) tổ chức hội thi “Rung Chuông vàng - Tìm hiểu pháp luật” cho học sinh của trường để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (09/11) năm 2024.

Hội thi “Rung Chuông vàng - Tìm hiểu pháp luật”
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Bế mạc lớp tập huấn nghiệp vụ biên phòng cho cán bộ quân đội Lào

Chiều 28/10, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (xã Hương Thọ), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức bế mạc lớp tập huấn nghiệp vụ biên phòng cho cán bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan - Lào. Trung tá Trần Minh Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ - Phó Chỉ huy trưởng, Kiêm Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh dự và chỉ đạo buổi lễ.

Bế mạc lớp tập huấn nghiệp vụ biên phòng cho cán bộ quân đội Lào
Return to top