ClockThứ Hai, 17/02/2020 08:14

Lần đầu sản xuất hai vụ trên vùng Bàu Ô

TTH - Gần nửa diện tích khu vực Bàu Ô ở xã Vinh Hà, huyện Phú Vang vừa được thực hiện sản xuất đông xuân chính vụ từ năm nay, biến vùng đất thấp trũng từ sản xuất 1 vụ thành 2 vụ/năm.

Dự báo sẽ thiếu hụt nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2019 – 2020

Khảo sát những ruộng mạ xanh non đang phát triển, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Hà, ông La Phước Thịnh vui mừng: “Bà con gieo sạ đến hôm nay (ngày15 tháng Giêng âm lịch) là được 25 ngày, qua theo dõi, đến nay lúa đang phát triển rất tốt”.

Vinh Hà là xã ven đầm phá của huyện Phú Vang, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp. Bên cạnh khó khăn chung do tác động của biến đổi khí hậu, vụ đông xuân nếu gieo cấy đúng lịch, khi lúa trổ thường gặp thời tiết nắng nóng, ảnh hưởng đến năng suất; địa phương còn chịu ảnh hưởng của lũ tiểu mãn và lũ sớm. Riêng hơn 520 ha đất sản xuất nông nghiệp ở khu vực Bàu Ô (chiếm gần ½ đất nông nghiệp của xã) là vùng thấp trũng, nhưng hệ thống đê bao quanh vùng không đảm bảo; nhất là Đê Tây phá Cầu Hai (gọi là đê Đập làng), cao trình của đê chỉ +0,8 không ngăn được lũ tiểu mãn.

Để tránh những rủi ro khách quan, từ năm 2019 về trước, vụ đông xuân ở đây phải gieo cấy muộn, thay vì gieo sạ từ ngày 20 tháng Chạp phải chuyển sang mồng 10 tháng Giêng âm lịch nên mỗi năm chỉ sản xuất được một vụ. Tuy vụ đông xuân muộn hàng năm vẫn đã đạt được kết quả tích cực, nhưng chưa khai thác hiệu quả diện tích canh tác nên hiệu quả sản xuất thấp; số lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương còn cao.

Cùng với nhu cầu nâng cao đời sống của người dân, từ năm 2018 – 2020, hệ thống đê bao phục vụ sản xuất quanh vùng Bàu Ô được quan tâm đầu tư nâng cấp, từ cao trình của đê chỉ +0,8m lên +1,2m, đảm bảo ngăn được lũ tiểu mãn và lũ sớm.

Từ lợi thế đó, Hội Nông dân xã Vinh Hà đã có đề án về việc chuyển đổi thời gian gieo cấy ở vùng Bàu Ô để chuyển đổi từ sản xuất 1 vụ thành 2 vụ/năm. Đến cuối năm 2019, Hội đồng Nhân dân xã Vinh Hà đã có Nghị quyết số 12/NQ - HĐND về việc chuyển đổi vùng sản xuất Bàu Ô1, Ô2, Vịnh và Hà Cỏ từ 1 vụ lúa thành 2 vụ. 258,8ha/520,9 ha vùng Bàu Ô, gồm các vùng: Ô1, Ô2, Ô3, Ô4, Ô5 (Thâm Tuấn), Vịnh và Hà Cỏ đã được gieo sạ vào ngày 20 tháng Chạp năm Kỷ Hợi theo đúng lịch đông xuân chính vụ. Theo đó, các giống lúa được sử dụng vụ mùa này có thời gian sinh trưởng ngắn có năng suất cao, chất lượng gạo khá, như: KH1, HN6, HT1 và Thiên ưu chiếm trên 50% diện tích gieo sạ, góp phần thuận lợi để sản xuất vụ hè thu.

Ông Đặng Huy Cường, thôn trưởng thôn 5 phấn khởi: “Đến giờ phút này, tôi tin việc vùng Bàu Ô sẽ sản xuất được 2 vụ lúa mỗi năm là rất khả thi. Người dân nhờ đó giảm bớt thời gian nhàn rỗi...”.

Theo giải thích của ông Đặng Thảnh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Vinh Hà, lý do 262,12 ha còn lại ở vùng Bàu Ô chưa thực hiện sản xuất theo khung lịch đông xuân chính vụ vì còn gặp những khó khăn nhất định. Cụ thể, đến nay, vùng Bàu Ô chỉ mới có một trạm bơm đủ phục vụ tưới tiêu cho 258,8ha. Để chuyển đổi toàn bộ vùng Bàu Ô từ sản xuấn 1 vụ sang 2 vụ cần có thêm 1 trạm bơm nữa mới đảm bảo sản xuất. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư 1 trạm bơm nằm ngoài khả năng cấp xã nên cần được sự quan tâm của cấp trên.

Chủ tịch UBND xã Vinh Hà, ông La Đình Tân, khẳng định: Nếu việc sản xuất đông xuân chính vụ lần này thành công, xã sẽ cố hết sức để đưa toàn bộ diện tích ở vùng Bàu Ô vào sản xuất 2 vụ theo nghị quyết Đảng bộ đề ra. Đây sẽ là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của địa phương.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top