ClockThứ Bảy, 11/11/2023 07:20

Liên kết chuỗi để phát triển sản phẩm chủ lực địa phương

TTH - Điều kiện thổ nhưỡng trù phú, môi trường trong lành và hệ thống giao thông được kết nối đã mở ra cơ hội giao thương, phát triển và phân phối các sản phẩm chủ lực ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Phát triển sản phẩm truyền thống & sự đồng hành của chuyên giaThừa Thiên Huế ưu tiên các giải pháp, mô hình kinh tế xanhSản phẩm nghề truyền thống: Sáng tạo trong kinh doanh và thời đại sốNâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm truyền thống địa phươngHướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn

 Đặc sản vùng cao được người tiêu dùng lựa chọn 

Du lịch dịch vụ đi kèm thương mại

Nhắc đến 2 huyện vùng cao Nam Đông, A Lưới, ngoài thế mạnh về lâm sản, vùng sơn cước này còn nổi tiếng với nhiều nông đặc sản, thổ sản có giá trị kinh tế hàng hóa như: mật ong, cam, chuối, dứa, ổi, măng rừng, các loại nấm, nếp than, thịt bò vàng, rau rừng... Những sản phẩm này ngoài cung ứng tại địa phương còn được đưa về tiêu thụ ở miền xuôi, thành phố và phục vụ cho các homestay, khu du lịch đang phát triển mạnh và hiệu quả tại các xã như Hồng Kim, A Roàng, Bắc Sơn, thị trấn A Lưới... (huyện A Lưới), Hương Phú, Khe Tre... (Nam Đông).

Đến nay, nhiều sản phẩm như mật ong, gạo Ra dư, cam, vải dèng, thịt bò vàng, chuối già lùn... được công nhận nhãn hiệu hàng hóa. Bên cạnh đó, còn nhiều sản phẩm khác như chuối thanh tiên, tiêu, dứa Kaien, nấm linh chi, nấm lim xanh, cá tầm... với diện tích nuôi trồng hàng trăm ha ở các địa phương cũng là sản phẩm nông sản chủ lực, cho năng suất cao, được nhiều khách hàng ưa chuộng vì chất lượng và hương vị khác biệt. Các sản phẩm chế biến từ nông sản, thổ sản như: rượu, tinh bột các loại, măng rừng, thịt heo gác bếp, các sản phẩm từ sâm Bố Chính... đang được địa phương đẩy mạnh phát triển về quy mô, số lượng, mở rộng thị trường và tiến tới xây dựng nhãn hiệu.

Để kết nối, đưa thương hiệu các sản phẩm vùng cao Nam Đông, A Lưới vươn rộng ra thị trường, ngoài xây dựng, nâng cấp các chợ truyền thống, các địa phương này đã đưa vào hoạt động chợ phiên, nơi trao đổi mua bán nông đặc sản bản địa. Chợ phiên được mở vào mỗi cuối tuần và các dịp lễ, tết... thu hút khoảng hàng chục gian hàng của các xã, thị trấn, HTX, các hội đoàn thể, hộ cá thể tham gia.

Ý tưởng triển khai chợ phiên không ngoài mục đích giới thiệu, quảng bá sản phẩm địa phương và làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ trên địa bàn, nhất là khi Nam Đông, A Lưới đang ngày càng có nhiều tour du lịch và du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Vì thế, chợ phiên chính là điểm hẹn mua bán giữa người dân các địa phương và là điểm phục vụ khách du lịch vào dịp cuối tuần, dịp lễ hội.

Kết nối giao thương

Các tuyến đường bộ cao tốc La Sơn - Túy Loan, Cam Lộ - Túy Loan được đưa vào sử dụng, đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 49, 49B nối A Lưới về TP. Huế, biển Thuận An được nâng cấp mở rộng không chỉ kết nối gần hơn giữa miền xuôi với vùng núi Nam Đông, A Lưới mà còn kết nối thương mại, du lịch dịch vụ với các tỉnh giáp ranh như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình. Nhất là khi tuyến đường 74 nối Nam Đông - A Lưới được thông suốt cũng mở ra cơ hội trao đổi hàng hóa giữa hai huyện vùng cao và thông thương với các vùng miền lân cận.

Nhờ đường sá đi lại thuận lợi, giao thông kết nối, nên thời gian gần đây các địa phương vùng cao đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, thưởng thức các đặc sản địa phương và trải nghiệm, nghỉ dưỡng tại những khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng thiên nhiên như thác Mơ, thác Trượt (Hương Phú), du lịch cộng đồng kết hợp sinh thái thôn Dỗi (Thượng Lộ)... ở Nam Đông; thác A Nôr (Hồng Kim), suối A Lin (Trung Sơn), suối Parle (Hồng Hạ). Các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... được phát triển là lợi thế kết nối tiêu thụ, quảng bá các sản phẩm từ các địa phương.

Hoạt động sản xuất, thương mại, du lịch dịch vụ ở các địa phương vùng núi đã có nhiều khởi sắc trong mấy năm gần đây. Nhiều tour tuyến du lịch hình thành, các khu suối tắm, du lịch sinh thái và nhiều dịch vụ homestay, farmstay phát triển đang là hứa hẹn tiếp sức thêm cho lĩnh vực thương mại, dịch vụ cùng phát triển. Đó cũng là động lực thúc đẩy các sản phẩm chủ lực của địa phương được kết nối, tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa, đem lại cơ hội cho người nông dân, nhà sản xuất, nhà phân phối cùng phát triển bền vững. Nếu như trước đây, các mặt hàng nông sản, thổ sản, thủ công mỹ nghệ bà con làm ra phải tự mang ra chợ bán lẻ, thì nay, họ chỉ sản xuất, còn khâu thu mua đã được thương lái, chủ cửa hàng kinh doanh đến thu mua tận vườn. Nhiều cơ sở sản xuất, đóng gói cũng được xây dựng tại địa phương, góp phần giảm nhiều chi phí, tăng lợi nhuận cho các bên.

Các địa phương cũng đang chú trọng xây dựng kế hoạch, định hướng để hoạt động thương mại dịch vụ phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, đẩy mạnh sản phẩm hàng hóa và kết nối. Trong đó, tập trung tổ chức quy mô hơn, quản lý sản lượng tốt hơn, củng cố bộ máy điều hành, lực lượng, kỹ năng kinh doanh để hình thành chuỗi liên kết vững mạnh, hoạt động bài bản giữa các bên.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024)
Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.

Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

TIN MỚI

Return to top