ClockThứ Sáu, 10/07/2020 16:02

Liên kết sản xuất thanh trà hữu cơ

TTH.VN - Sáng 10/7, UBND xã Phong Thu tổ chức lễ ra mắt Hợp tác xã (HTX) thanh trà Phong Thu (Phong Điền); đồng thời ký kết liên kết với Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Organic Quế Lâm về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thanh trà hữu cơ.

Cây thanh trà “khát” phù saThanh trà mất mùa, người trồng thất thuPhong Điền: Thanh trà mất mùa do nắng nóngThanh trà, dưa lưới Thủy Biều vào siêu thị: Cơ hội cho cây đặc sản“Giải hạn” cho cây thanh trà

HTX thanh trà Phong Thu và Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Organic Quế Lâm ký kết văn bản thỏa thuận sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thanh trà hữu cơ

Trên địa bàn xã Phong Thu có gần 500 hộ dân trồng khoảng 100ha thanh trà, trong đó có 70ha đã cho thu hoạch. Doanh thu năm 2020 khoảng 20 tỷ đồng. HTX thanh trà Phong Thu ra đời sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ trong khâu kỹ thuật, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh; đặc biệt là sản xuất thanh trà hữu cơ. Việc ra mắt HTX thanh trà và liên kết sản xuất thanh trà hữu cơ sẽ giúp cho các hộ dân trồng thanh trà phát triển cây trồng truyền thống, góp phần nâng cao chất lượng; đồng thời phát huy, khai thác thế mạnh địa phương, tạo điều kiện cho xã viên, người lao động có việc làm, tăng thu nhập.

Sau lễ ra mắt và ký kết, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Organic Quế Lâm sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ HTX tham gia các quy trình kỹ thuật sản xuất thanh trà hữu cơ. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, phân khoáng hữu cơ, các chế phẩm sinh học... nhằm nâng cao chất lượng cây thanh trà. HTX Thanh trà Phong Thu có trách nhiệm hướng dẫn các xã viên, hộ trồng thanh trà về quy trình sản xuất thanh trà hữu cơ, tổ chức gian hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm...

Tin, ảnh: Thu Huyền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Liên kết để phát triển bền vững

Phát triển kinh tế theo hướng mô hình tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) là cách hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên.

Liên kết để phát triển bền vững
Ba cây chụm lại...

Câu chuyện về liên kết để phát triển được nhắc đến khi cách đây khoảng hơn 20 năm, 3 địa phương gồm Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế chủ động ký kết hợp tác phát triển du lịch với chủ đề: “Ba địa phương - một điểm đến”. Và rồi mới đây, hội thảo “Phát triển bền vững du lịch miền Trung trong bối cảnh mới” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức, cũng đã thảo luận chính sách, đưa ra các định hướng liên kết và giải pháp chung về phát triển du lịch vùng.

Ba cây chụm lại
Return to top