ClockThứ Tư, 05/06/2019 15:09

Thanh trà, dưa lưới Thủy Biều vào siêu thị: Cơ hội cho cây đặc sản

TTH - Thật bất ngờ khi vào siêu thị BigC Huế, tôi thấy dưa lưới Thủy Biều (TP. Huế) đã nằm ngay quầy trung tâm.

Hướng đến nông sản sạchVườn dưa lưới công nghệ cao của HueWACO

 Dưa lưới Thủy Biều tại siêu thị BigC Huế

Trước dưa lưới không lâu, thanh trà Thủy Biều được BigC, CoopMart Huế tuyển chọn và nhập vào hệ thống siêu thị để bán cho khách hàng.

Để đưa trái thanh trà vươn xa, nhiều năm liền, UBND phường Thủy Biều đã đứng ra tổ chức “Ngày hội thanh trà Thủy Biều” với hàng trăm gian hàng bày bán và giới thiệu trái ngon đặc sản địa phương ra thị trường trong, ngoài tỉnh.

Từ giá khoảng 20.000 đồng/quả, khi được đầu tư về chất lượng, được người tiêu thụ biết đến, giá thanh trà đã nâng lên (khoảng hơn 30.000 đồng/quả). Thanh trà Thủy Biều không chỉ ngon mà loại trái cây này còn để được rất lâu dù không có chất bảo quản. Đến nay, diện tích thanh trà Thủy Biều trên 200ha, đem lại thu nhập cao cho người dân Thủy Biều.

Không dừng lại ở thanh trà, Thủy Biều tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược áp dụng công nghệ cao, bởi Thủy Biều còn nhiều khu đất ruộng kém hiệu quả trong việc trồng lúa có khả năng trồng được cây đặc sản, không chỉ thanh trà.

Từ năm 2017, đã có 2 dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đó là dự án của doanh nghiệp Yên Hà Hương Giang được đầu tư trên diện tích khoảng 2.000m2 và dự án do ông Trương Như Hải xây dựng trên diện tích 1.500m2. Dự án gồm các nhà kính trồng dưa lưới, ứng dụng công nghệ tiên tiến tưới nhỏ giọt và hệ thống làm mát của Israel. Đến nay, dưa lưới phát triển tốt và không chỉ bán ra thị trường mà còn vào được siêu thị lớn.

Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều loại trái cây đặc sản, đặc trưng vùng miền. Ở Hương Cần (TX. Hương Trà) có quýt, Truồi có dâu,  Kim Long có măng cụt, Hương Hòa (Nam Đông) có cam, Hương Hồ, Thủy Bằng có bưởi, A Lưới có chuối…Tuy nhiên, việc phát triển các loại trái cây đặc sản thành thương hiệu vẫn đang còn khó khăn.

Ông Ngô Đức Ngọc, ở Phú Lộc nhận xét: “Dâu xứ Truồi nổi tiếng ngon, song do không có thị trường tiêu thụ, bán ở chợ giá không cao nên hầu hết người dân đã chuyển đổi sang trồng các loại cây khác. Rất tiếc...”.

Bà Hồ Thị Mãn ở Hương Cần cho hay: “Gia đình tôi có 4 sào trồng gần 100 gốc quýt. Trung bình mỗi gốc thu hoạch được từ 30-50kg, bán ra thị trường với mức giá 20.000-25.000 đồng/kg. Với mức thu nhập này, so với bình thường là cao, song với loại cây đặc sản này nếu được nhiều người biết đến hơn nữa thì giá sẽ cao hơn nhiều lần”.

Theo thống kê, vùng Hương Cần có khoảng 15ha và gần 100 hộ trồng quýt. Nếu so với diện tích toàn xã thì đây là con số còn khiêm tốn.

Đã đến lúc cần có một quyết sách lớn để phát triển các thương hiệu trái cây đặc sản đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, nhất là vào được các siêu thị lớn.

Muốn làm được điều này, ngành nông nghiệp phải là chủ công phối hợp với các đơn vị khác trong việc vận động người dân mở rộng diện tích, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, làm cầu nối để tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, chú trọng đến công tác tạo dựng và phát triển thương hiệu các loại trái cây đặc sản thông qua việc xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm...

Bài, ảnh: Hoàng Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế từ cây đặc sản

Bằng sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi, chị Đặng Thị Trai Dung (sinh năm 1963), tổ dân phố Lương Quán, phường Thủy Biều, TP. Huế đã phát triển kinh tế gia đình nhờ vào trồng cây đặc sản thanh trà, bưởi của địa phương. Chị cũng rất nhiệt tình tham gia công tác hội và các phòng trào của địa phương.

Phát triển kinh tế từ cây đặc sản
“Góc Huế” tại AEON MALL

Trung tâm thương mại AEON MALL Huế đã tạo nên sức hút lớn trong những ngày đầu mở cửa đón khách, khi lượng khách đến đây tham quan, mua sắm rất sôi động. Cùng với các thương hiệu nổi tiếng, không gian văn hóa địa phương (Local Corner) tạo dấu ấn rất riêng không chỉ cho trung tâm thương mại này, mà còn là điểm nhấn thể hiện sự đồng hành của chính quyền và các sở, ban, ngành trong hành trình đưa sản phẩm Huế đến gần với các chuỗi cung ứng lớn.

“Góc Huế” tại AEON MALL
“Săn” cá bống suối

Hôm đến xã Hồng Thủy xa xôi của huyện biên giới A Lưới, tôi gặp hình ảnh dưới dòng suối uốn lượn giữa núi rừng, người phụ nữ Pa Cô đang mải miết “săn” cá bống. Mồ hôi ướt lưng chiếc áo cũ, dệt bằng vải zèng truyền thống, nhỏ giọt trên đôi má hồng rực lên dưới nắng. Nụ cười cũng rạng rỡ như nắng và mộc mạc, hiền lành như lá rừng. “Bức tranh” thật đẹp khiến chúng tôi không thể nào không “chốt” cái hẹn ngược suối.

“Săn” cá bống suối
Thơm thơm nắng thanh trà

Tôi vẫn nhớ cái khung cửa gỗ nâu bóng nơi chái nhà phía tây của ngoại ngó sang nhà mụ Tép. Mụ là em gái của ngoại, vui chuyện và lành. Tôi chán học bài và trốn mẹ sai việc vặt là kiếm cớ chạy tắt vườn sau qua nhà mụ. Mụ có một vườn thanh trà. Mùa xuân lá non và trổ hoa thơm tận bờ rào. Màu hoa trắng ngần giản dị, thuần khiết nhẹ nhõm trong sương mai. Mùa quả chín cũng nhằm mùa sinh của tôi. Là mùa tôi sung sướng đến mức đêm ngủ chỉ mong trời mau sáng. Tôi tót sang nhà mụ doái chân soi chiếc tổ chim có thêm quả trứng nào không và ngửa cổ đếm từng chùm thanh trà mỗi ngày một nặng và trĩu xuống.

Thơm thơm nắng thanh trà
Thị trường bình ổn sau tăng lương

Trước thời điểm tăng lương không xảy ra tình trạng đầu cơ, tích trữ; sau thời điểm tăng lương, giá các mặt hàng thiết yếu hầu như không biến động là tín hiệu thị trường Thừa Thiên Huế những ngày qua.

Thị trường bình ổn sau tăng lương

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top