ClockThứ Bảy, 08/05/2021 06:30

Lúa đông xuân “thắng lớn”

TTH - Với năng suất ước tính khoảng 64,4 tạ/ha, vụ đông xuân 2020-2021 được xem là “mùa vàng” của nông dân trên địa bàn tỉnh.

Xử lý rơm rạ bằng biện pháp canh tác tổng hợpXuống đồng trong giá rétLo chậm trễ vụ đông xuânCần hơn 200 tấn lúa giống cho vụ đông-xuân

Sau khi thu hoạch lúa, rơm được dùng chế phẩm sinh học để xử lý

Hiếm thấy

Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Chi cục TT&BVTV, Sở NN&PTNT), đây là mùa vụ “thắng lớn” nhất trong nhiều năm trở lại đây, với năng suất dự ước khoảng 64,4 tạ/ha, cao hơn vụ đông xuân 2019-2020 gần 5 tạ/ha.

Những ngày này, bà Lê Thị Thủy (TDP Hòa Tây, thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang) huy động hết nhân công trong gia đình cùng máy móc thu hoạch nhanh hơn 5 mẫu ruộng.

Theo bà Thủy, đây là vụ lúa được mùa nhất trong vài năm trở lại đây với năng suất giống lúa Khang Dân 18 đạt 4,5 tạ/sào, giá bán hiện tại 7,2 nghìn đồng/kg thóc khô (so với 5,1 nghìn đồng/kg vào thời điểm năm ngoái), trừ chi phí 1 sào lãi 2 tạ lúa, tương đương 1,4 triệu đồng.

“Kinh nghiệm cho thấy những năm có lũ lớn, ruộng đồng được thau rửa, chuột bọ bị diệt thì vụ mùa tiếp theo năng suất lúa cao. Nhưng năng suất cao như vụ đông xuân 2020-2021 thì rất hiếm thấy. Năm nay ít sâu bệnh, chi phí vật tư đầu vào cũng giảm, trong khi giá lúa cao nên nông dân càng lãi lớn”, bà Thủy phấn khởi.

Ngoài giống lúa truyền thống, trên địa bàn huyện Phú Vang vụ đông xuân năm nay, những diện tích gieo trồng các giống lúa chất lượng cao như KH1, G33… đều được mùa, năng suất đạt khá với giá thóc 6,5 nghìn/kg, nhiều nông dân cũng có lãi.

Tại HTX SXNN Đông Phú (Quảng An, Quảng Điền), với diện tích gieo cấy vụ đông xuân hàng năm khoảng 240 ha cơ cấu 95% giống lúa 4B, dự ước năng suất đạt khoảng 73 tạ/ha, năm nay nông dân địa phương này lãi khoảng 22 triệu đồng/ha.

Ông Lê Văn Thứ, Giám đốc HTX SXNN Đông Phú thông tin, hiện tại, Ban Quản trị HTX đang chuẩn bị máy móc, trang thiết bị vật tư nông nghiệp đầy đủ để ngày 15/5 tới tiến hành thu hoạch đại trà. Do đặc tính giống lúa 4B có thời gian sinh trưởng dài hơn các giống lúa khác nên căn cứ vào điều kiện thời tiết sẽ tiến hành thu hoạch phù hợp, nhằm tránh thiệt hại.

“HTX đã hướng dẫn bà con nghiêm túc tuân thủ khung lịch mùa vụ của UBND huyện, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng khảo nghiệm một số giống lúa mới năng suất chất lượng cao. Qua thăm đồng, năng suất dự ước đạt 72-73 tạ/ha, cao nhất trong những năm trở lại đây”, ông Thứ cho biết.

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

Theo Chi cục TT&BVTV tỉnh, vụ đông xuân 2020-2021, toàn tỉnh đưa vào gieo cấy hơn 28 ha lúa. Đến nay, diện tích đã thu hoạch khoảng 10 nghìn ha, năng suất ước tính khoảng 64,4 ha.

Ông Lê Văn Anh, Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh khẳng định, hiện tại đơn vị yêu cầu các địa phương, HTX đẩy nhanh tiến độ thu hoạch vụ đông xuân 2020-2021. Sau khi thu hoạch cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất để chôn vùi gốc rạ, cỏ dại nhằm hạn chế sinh vật gây hại tồn tại trên đồng ruộng và chuẩn bị giống, vật tư để gieo cấy vụ hè thu 2021, đảm bảo đúng khung lịch thời vụ.

Chi cục cũng lưu ý đối với những diện tích bị nhiễm chua phèn hàng năm (đặc biệt là các vùng thấp trũng, tù đọng nước ở Quảng Điền, Phong Điền…) cần bón vôi trước khi làm đất để thau chua rửa phèn nhằm hạn chế thiệt hại đầu vụ do lúa chết phải gieo sạ lại.

Sở NN&PTNT đạo các địa phương tuyên truyền vận động nông dân thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 17/4/2020 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh.

Khuyến cáo hướng dẫn nông dân sau khi thu hoạch lúa, nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học như Trichoderma, Fito-Biomix RR,… để xử lý rơm rạ dư nhằm hạn chế việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng, đồng thời cung cấp bổ sung nguồn phân bón hữu cơ cho đồng ruộng để tái phục vụ sản xuất. Tiến hành thu gom rơm rạ sau thu hoạch để ủ làm thức ăn cho gia súc (trâu, bò…) bằng chế phẩm sinh học EM, urê, vôi hoặc thu gom rơm rạ sau thu hoạch đem ủ để phục vụ trồng nấm nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Khuyến khích người dân thu gom rơm, rạ bằng máy cuốn và ép để tiện cho việc cất trữ cũng như vận chuyển và thu mua rơm.

Cần điều tra, đánh giá, xem xét khả năng cung cấp nước tưới các diện tích lúa trong vụ hè thu 2021 để có kế hoạch chủ động chuyển đổi sang trồng cây khác nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất có thể xảy ra, nhất là ở các địa phương có nguy cơ thiếu nước như Phú Lộc, Phú Vang, Nam Đông, A Lưới.

Theo Chi cục TT&BVTV tỉnh, qua thăm đồng, thời điểm hiện tại phát hiện nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại mật độ, tỷ lệ hại thấp so với cùng kỳ năm trước. Đơn vị đã yêu cầu các địa phương, HTX tiếp tục theo dõi chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại giai đoạn cuối vụ, nhất là rầy nâu gây hại lúa giai đoạn lúa chắc xanh đã tháo cạn nước để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

Điều tra, thu thập các pha phát dục của các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và dự tính dự báo sinh vật gây hại vụ hè thu 2021.

Ngày 29/4/2021, do ảnh hưởng mưa dông nên một số diện tích lúa bị đổ ngã khoảng hơn 600 ha (Quảng Điền 172ha, Hương Trà 219ha, Phú Vang 130ha, Hương Thủy 50ha, Phú Lộc 30ha, A Lưới 0,2ha). Tuy nhiên, lúa chỉ đổ ngã rải rác, không bị đổ rạp hoàn toàn và đang giai đoạn chín gần thu hoạch nên không ảnh hưởng lớn đến năng suất. Chi cục TT&BVTV tỉnh đã hướng dẫn các địa phương biện pháp kỹ thuật để khắc phục.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

Không ngừng học hỏi và đổi mới cách làm, Ngô Thị Tuyết, cô gái 9X ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) đã biến những phụ phẩm nông nghiệp của quê hương thành sản phẩm dầu gội chất lượng.

“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp
Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Return to top