ClockThứ Bảy, 26/12/2020 06:15

Lo chậm trễ vụ đông xuân

TTH - Sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2020-2021 đang đối diện với nhiều khó khăn do đồng ruộng bồi lấp, thủy lợi xuống cấp, nhiều xứ đồng còn ngập nước.

Cần hơn 200 tấn lúa giống cho vụ đông-xuânKhôi phục thủy lợi cho vụ sản xuất mớiKhôi phục sản xuất hậu thiên tai

Những vùng cao, khô ráo ở TX. Hương Trà đã bắt đầu xuống giống cây trồng

Khó khăn

Từ sau mưa lũ đến nay, các xứ đồng vùng trũng Quảng An, Quảng Thành (Quảng Điền) vẫn chưa triển khai mùa vụ đông xuân được.

Vụ đông xuân năm nay, HTX NN Đông Phú (xã Quảng An) dự kiến đưa vào sản xuất khoảng 240 ha lúa. Hiện tại, các diện tích đồng ruộng ngoài đê nước triều đã hạ,  HTX tiến hành vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ, lúa chét và cày lật được khoảng 50 ha, còn lại những diện tích trong đê nước vẫn đang còn cao chưa thể tiến hành tiêu úng.

Ông Lê Văn Thứ, Giám đốc HTX NN Đông Phú cho biết, theo khung lịch thời vụ hàng năm của HTX, đối với nhóm giống dài ngày bắt đầu tiến hành gieo sạ từ 10/12 và kết thúc 25/12/2020; đối với nhóm giống ngắn ngày gieo sạ từ ngày 10/1 và kết thúc ngày 20/1/2021. Đến thời điểm hiện tại, nhóm giống dài ngày đã chậm so với khung lịch thời vụ.

Khó khăn nhất hiện nay là toàn HTX có khoảng 100 ha vùng thấp trũng với cơ cấu gần 100% giống lúa 4B dài ngày nên đến thời điểm hiện tại khả năng trễ khung lịch thời vụ là rất cao.

Ngoài khó khăn thời tiết, HTX NN Đông Phú còn có hơn 1km tuyến đê đã bị vỡ, tràn; 2 ha đồng ruộng bị bồi lấp, từ sau mưa lũ đến nay mới chỉ khắc phục được khoảng 500m, đoạn tuyến còn lại do nước còn ngập nên chưa thể tiến hành gia cố, khơi thông đồng ruộng được.

“HTX đã tiến hành huy động máy bơm dầu, bơm điện chuyển qua tiêu úng và mua sắm thêm trang thiết bị để phục vụ sản xuất đông xuân. Chỉ cần thời tiết thuận lợi, chuyển đổi qua giống trung ngày thì công việc sản xuất vẫn diễn ra bình thường như mọi năm”, ông Thứ cho biết thêm.

Những ngày này, hàng chục nghìn chậu cúc tết đang được nông dân Thủy Vân (Hương Thủy), Phú Dương (Phú Vang) tăng cường chăm bón để kịp cung ứng cho thị trường Tết cổ truyền. Đây là vụ hoa tết được triển khai trồng mới hoặc còn sót lại sau trận lũ vào giữa cuối tháng 11 vừa qua.

Ông Nguyễn Văn Phương (Dạ Lê Chánh, Thủy Vân) cho biết, triển khai vụ trồng hoa tết năm nay, từ tháng 8 DL, gia đình ông xuống giống ươm cây trồng hơn 1.100 chậu. Tuy nhiên, trận lũ vừa qua gây ngập úng trên diện rộng làm 50% lượng hoa bị chết. Tuy không trễ khung lịch thời vụ nhưng do xuống giống chậm, gặp rét, số diện tích còn lại sau mưa lũ với thân cây thấp, nụ hoa không lớn nên dự báo chất lượng hoa cúc tết năm nay không đạt như mong muốn.

Chuyển đổi giống ngắn ngày

Theo Sở NN&PTNT, đối với cây lúa, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh chưa tiến hành gieo sạ được, chỉ mới triển khai gieo 42 ha mạ.

Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thông tin, hiện nay công tác chuẩn bị cho vụ đông xuân 2020-2021 đã cơ bản hoàn thành, đặc biệt đối với giống lúa qua soát xét lại, các đơn vị HTX đã hợp đồng với đơn vị cung ứng giống và Sở NN&PTNT cũng đã phân bổ 1.000 tấn giống các loại cho các địa phương.

Tuy nhiên, do thời tiết mưa kéo dài nên việc triển khai sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, đối với cây lúa, đến thời điểm hiện tại đã đến thời vụ gieo trồng rồi nhưng do nhiều diện tích đang ngập nên nông dân chưa thể tiêu úng, làm đất và chưa tiến hành tu sửa kênh mương. Hoa màu cũng không sản xuất được nên việc cung ứng cho thị trường tết sắp đến sẽ thiếu hụt rất nhiều.

Đó là những “trở lực” rất khó khăn trong việc khắc phục sản xuất nông nghiệp hiện nay. Ngoài ra, thời điểm hiện tại có gần 300 ha ruộng đang bị bèo, phù sa bồi lấp ở Quảng Điền và A Lưới. Những diện tích này địa phương đang tích cực khắc phục nhưng vẫn chưa hoàn thành được.

Đối với nguy cơ trễ vụ đông xuân năm nay, ông Hồ Vang cho rằng, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thể khẳng định được bởi nếu cơ cấu giống vụ đông xuân bằng các giống ngắn ngày thì thời vụ sẽ kéo dài đến tháng 2/2021, nhưng đối với một số địa phương cơ cấu giống dài ngày như Quảng Điền (giống 4B) với thời gian sinh trưởng 155 ngày, thời gian khoảng 25-30/12/2020 là kết thúc gieo sạ thì chắc chắn là trễ khung lịch thời vụ.

Từ cuối tháng 11/2020, Sở NN&PTNT đã làm việc với các địa phương, yêu cầu chủ động nguồn giống và nhanh chóng khôi phục hệ thống kênh mương nội đồng bị thiệt hại do mưa lũ. Đối với các vùng thấp trũng cần chủ động vật tư nông nghiệp, máy bơm tiêu úng, khi thời tiết thuận lợi là đưa máy móc xuống tiêu úng để làm đất ngay. Trong trường hợp không tiêu úng kịp, một số địa phương sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển sang sử dụng giống cây ngắn ngày để đảm bảo sản xuất, không để diện tích đất bỏ hoang.

Khắc phục cây thanh trà

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp Sở NN&PTNT tổ chức tọa đàm khuyến nông với chủ đề “kỹ thuật xử lý cây thanh trà bị ảnh hưởng do mưa lũ”. Tại buổi tọa đàm, các cán bộ của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tư vấn, hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc của các hộ nông dân đối với những vấn đề cấp bách, trước mắt trong việc khôi phục diện tích cây thanh trà bị ảnh hưởng do bão lũ.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

Không ngừng học hỏi và đổi mới cách làm, Ngô Thị Tuyết, cô gái 9X ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) đã biến những phụ phẩm nông nghiệp của quê hương thành sản phẩm dầu gội chất lượng.

“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp
Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Return to top