ClockThứ Hai, 01/07/2019 06:26

Nhân rộng quy trình công nghệ vi sinh trong chăn nuôi lợn hữu cơ

TTH.VN - Trong khi cả nước đang đối phó với với dịch tả lợn châu Phi, thì ngược lại Tập đoàn Quế Lâm cùng một số hộ chăn nuôi liên kết đã thành công khi ứng dụng quy trình công nghệ vi sinh trong mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ.

Giá lợn tăng, ngành chức năng khuyến cáo nên duy trì đàn hiện cóPhó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu PhiBảo vệ đàn lợn từ chăn nuôi sạch

Đoàn công tác của Bộ NN&PTN do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đang tham quan một gia trại ứng dụng quy trình công nghệ vi sinh trong mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ ở xã Thủy Bằng, TX Hương Thủy

Ngày 30/6, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu vào kiểm tra thực tế một số hộ chăn nuôi áp dụng mô hình này và làm việc với Tập đoàn Quế Lâm. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà cùng đại diện các sở ngành liên quan đã tham dự.

Đoàn đã đi thực tế và kiểm tra tình hình chăn nuôi các gia trại, trang trại áp dụng quy trình công nghệ vi sinh trong mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm tại thị xã Hương Thủy và huyện Phong Điền. Đoàn tỏ ra vui mừng khi mô hình này được áp dụng một cách thành công trước tình hình dịch tả lợn châu Phi, cung cấp cho thị trường một nguồn thịt lợn với chất lượng được đảm bảo, mức giá ổn định.

Tại trại heo của hộ ông Lê Văn Hoàng (xã Phong Thu, huyện Phong Điền) đoàn kiểm tra đã khá bất ngờ dù các hộ lân cận bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi nhưng đàn lợn hơn 70 con của ông không bị ảnh hưởng. Ông Hoàng cho hay, đã áp dựng quy trình công nghệ vi sinh này 2 năm, được hỗ trợ từ khâu con giống, thức ăn, đầu vào và đảm bảo đầu ra ổn định. “Nhờ áp dụng công nghệ này mà đàn lợn của gia đình đã tăng sức đề kháng, không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Vì thế dù giá thị trường lên xuống nhưng Tập đoàn Quế Lâm vẫn thu mua với mức giá ổn định, mỗi lứa xuất chuồng khoảng 30 con, trọng lượng khoảng 85kg/con, lời khoảng 20 triệu đồng” – ông Hoàng khoe.

Báo cáo với đoàn công tác, ông Tôn Thất Các, Trưởng ban Kỹ thuật miền Trung của Tập đoàn Quế Lâm cho hay, việc phát triển chăn nuôi hữu cơ theo công nghệ vi sinh của Tập đoàn Quế Lâm được ứng dụng từ năm 2013, đã liên kết với các hợp tác xã, bà con nông dân. Thời gian đầu, chỉ nuôi một mô hình 20-30 con, đến nay đã phát triển chăn nuôi hữu cơ lên hàng ngàn con có sự kiểm soát từ đầu vào đến đầu ra, đã được ngành nông nghiệp đánh giá và chứng nhận chuỗi sản xuất chăn nuôi hữu cơ an toàn.

Đến thời điểm hiện tại, tập đoàn đã liên kết với nhiều hộ/gia trại tại các huyện Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, TX Hương Trà, TX Hương Thủy… và một số huyện của Quảng Trị. Trong đó, có hộ đã nuôi 50-100 con/mô hình, tổng đàn quy mô trên 1.200 con.

Phó Bí thư Thường tỉnh Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà cùng đoàn công tác của Bộ NN&PTNT kiểm tra một hộ chăn nuôi lợn ở xã Phong Thu, huyện Phong Điền ứng dụng quy trình công nghệ vi sinh trong mô hình chăn nuôi

Để có được thành công nay, Tập đoàn Quế Lâm chú trọng từ khâu giống sạch, thức ăn chất lượng tốt, chuồng nuôi phải đảm bảo an toàn với diện tích hợp lý, nơi thải chất thải được ủ với men vi sinh phân giải tốt đảm bảo yêu cầu đông mát, hè ấm… Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ vi sinh làm gia tăng sức đề kháng, tăng hiệu suất sử dụng thức ăn, lợn ăn hết khẩu phần, vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa giảm phát thải tối đa khí độc, chất thải ra môi trường làm lây lan dịch bệnh như nuôi truyền thống phải đặt ra.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh cho hay, trước tình hình dịch tả lợn châu Phi, ngành chăn nuôi thú ý tỉnh nhận thức rằng giải pháp về củng cố an toàn sinh học là giải pháp duy nhất, và sắp tới sẽ nhân rộng trên địa bàn. Mô hình của Tập đoàn Quế Lâm đã áp dụng rất thành công, không sử dụng thức ăn tận dụng, con giống đưa từ vùng dịch vào. Thay vào đó, áp dụng mô hình con giống, thức ăn khép kín ngay tại chỗ.

Ngoài ra, đảm bảo được việc chăn nuôi không bị ô nhiễm, tăng cường sức đề khán, giảm mùi hôi… “Vì thế mà lợn từ các mô hình chăn nuôi này dù giá cao nhưng vẫn được thị trường ưa chuộng, chấp nhận bởi đảm bảo nguồn gốc rõ ràng”, ông Hưng nói và cho biết đang tập trung tuyên truyền mạnh đến với hộ chăn nuôi để áp dụng mô hình này.

Kết luận trong chuyến làm việc lần này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng việc ứng dụng quy trình công nghệ vi sinh trong mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm và những hộ chăn nuôi liên kết là rất tốt. Từ nguồn giống, thức ăn, nước uống, không gian chuồng nuôi đều được vệ sinh, sát trùng theo một quy trình khép kín rất chuẩn.

Dù dịch tả lợn châu Phi lan nhanh, ngay tại Huế cũng không tránh khỏi nhưng mô hình của Tập đoàn Quế Lâm áp dụng vào chăn nuôi lợn không bị ảnh hưởng. “Từ mô hình này, Bộ sẽ cùng Tập đoàn Quế Lâm đặt đề tài nghiên cứu khoa học, một khi đã có luận cứ khoa học rõ ràng cùng tập đoàn triển khai mô hình này nhân rộng ra toàn quốc”, thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Ngày 28/11, tại Tổ hợp Nông nghiệp hữu cơ kinh tế tuần hoàn sinh thái Phong Thu (Phong Điền), Tập đoàn Quế Lâm và UBND huyện Phú Vang tổ chức ký kết hợp tác liên kết về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ kinh tế tuần hoàn.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
Phụ nữ đồng bào thiểu số với mô hình vi sinh bản địa

Rất nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số biết sản xuất men vi sinh để làm chế phẩm trong xử lý rác hữu cơ và ủ thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hiệu quả từ mô hình sản xuất vi sinh bản địa (IMO) được nhân rộng trên toàn huyện A Lưới sau khi được Tổ chức WWF - Việt Nam chọn làm thí điểm theo hình thức bắt tay chỉ việc ở hai xã Hồng Thái và A Ngo.

Phụ nữ đồng bào thiểu số với mô hình vi sinh bản địa
Xây dựng nền nông nghiệp tuần hoàn, có trách nhiệm

Xác định mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững, ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn (NNHC, NNTH); có sự liên kết theo chuỗi giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và gắn với thị trường tiêu thụ - là định hướng được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện các nội dung hợp tác giữa UBND tỉnh va Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm ngày 7/10.

Xây dựng nền nông nghiệp tuần hoàn, có trách nhiệm

TIN MỚI

Return to top