ClockChủ Nhật, 28/08/2022 16:48

Những chặng đường lịch sử của ngành Thủy lợi

TTH.VN - Cách đây 77 năm, vào ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Tuyên cáo thành lập Bộ Giao thông Công chính có chức năng giúp Chính phủ quản lý công tác thuỷ lợi cùng với giao thông và bưu điện, đó chính là tiền thân của Bộ Thủy lợi và của ngành Thủy lợi Việt Nam.

Tọa đàm kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Ngành thủy lợi Việt NamKhắc phục khẩn cấp công trình thủy lợi bị hư hỏngTừng bước nâng cấp thủy lợi phục vụ sản xuất ở A Lưới

Công trình cống, đập ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long, hạ lưu sông Hương

Tháng 9/1955, Quốc hội khoá I đã Quyết định tách Bộ Giao thông Công chính thành 2 Bộ: Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc và đến ngày 29/4/1958, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa I ra Nghị quyết tách Bộ Thủy lợi và Kiến trúc thành hai Bộ: Bộ Thủy lợi và Bộ Kiến trúc. Từ đây Thuỷ lợi là một ngành kinh tế kỹ thuật độc lập có nhiệm vụ thống nhất quản lý trên toàn lãnh thổ các công việc liên quan đến nguồn tài nguyên nước, khai thác mặt lợi và chế ngự mặt hại, bao gồm cả thủy nông, thủy điện, cấp thoát nước cho công nghiệp và thành phố.

Tháng 10/1995, Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá IX đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Thuỷ lợi. Ngày 1/11/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 73-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ NN&PTNT: “Là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn”. Đến năm 2007, Bộ Thủy sản cũng đã hợp nhất vào Bộ NN&PTNT. Để tôn vinh và giáo dục truyền thống, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1135/QĐ-TTg ngày 21/8/2008 lấy ngày 28/8 hàng năm là “Ngày truyền thống của ngành thủy lợi Việt Nam”.

Đối với Thừa Thiên Huế, trước năm 1975, trên địa bàn tỉnh đã có một số công trình thủy lợi, nhưng do điều kiện chiến tranh nên công tác thủy lợi vẫn còn hạn chế về năng lực phục vụ tưới tiêu, ngăn mặn, chống úng, chống lụt,…

Ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất. Năm 1976, tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Trong thời kỳ 1976 - 1989, nhiều công trình thủy lợi lớn đã được đầu tư: Quảng Bình có công trình Vực Tròn, Quảng Trị có công trình đập Trấm (đại thủy nông Nam Thạch Hãn, còn ở Thừa Thiên có công trình thuỷ lợi Nam sông Hương, đập Thảo Long và một loạt công trình hồ, đập vừa và nhỏ, như: Ba Cửa, Châu Sơn, Phú Bài 2, Mỹ Xuyên, Trằm Nãi, Thiềm Lúa, Đồng Bào, Thọ Sơn, Khe Nước… cùng hàng chục km kênh mương, trạm bơm, cống, đập.

Hạ lưu đập Tả Trạch

Ngày 1/7/1989, tỉnh Thừa Thiên Huế tái lập. Sở Thủy lợi được thành lập để thực hiện công tác quản lý nhà nước về thủy lợi, đê điều, phòng, chống lụt bão. Đến giữa năm 1996, hợp nhất các Sở: Nông nghiệp, Thủy lợi, Lâm nghiệp thành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kể từ đó, ngành Thủy lợi trở thành một bộ phận hữu cơ trong khối ngành NN&PTNT. (Năm 2007, sáp nhập thêm Sở Thủy sản).

Từ đó đến nay, công tác thủy lợi của tỉnh được Đảng và Nhà nước quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư nhiều công trình thủy lợi, thủy điện lớn, quan trọng, như: Cải tạo nâng cấp đập Cửa Lác (2000-2003), xây dựng mới cống đập Thảo Long (2001-2006), cống Quan (2019-2020); các hồ đập lớn: Bình Điền (2005-2009), Hương Điền (2005-2010), A Lưới (2007-2012), Tả Trạch (2005-2015), nâng cấp hồ Khe Ngang (2009-2012), hồ Thủy Yên (2010-2017), sửa chữa nâng cấp nhiều hồ đập vừa và nhỏ khác. Trong đó, 2 công trình đập, hồ chứa Tả Trạch và Hương Điền thuộc danh mục “Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt”.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích gần 800 triệu m3; cùng các hồ đập thủy điện, đã nâng tổng dung tích các hồ chứa trên địa bàn tỉnh lên hơn 2,0 tỷ m3, góp phần giảm lũ trung bình từ 1,0 - 1,2 m cho vùng hạ du, đảm bảo tưới chủ động cho hơn 36.000 ha đất canh tác.

Đã xây dựng được gần 90km kè sông, 7km kè chống xói lở bờ biển, 200km đê điều chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, ngăn mặn, bảo vệ bờ sông, bờ biển và các công trình hạ tầng, đất đai, nhà cửa, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Về cấp nước, tính đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ gia đình toàn tỉnh sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia của Bộ Y tế (QCVN 01-1: 2018/BYT) đạt 94%, trong đó: khu vực thành thị đạt 98% và vùng nông thôn đạt 90%. Phấn đấu đến cuối năm 2025 sẽ nâng dần tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đảm bảo các quy định đạt 100%.

Từ nay đến năm 2025-2030, ngành Thủy lợi Thừa Thiên Huế còn nhiều nhiệm vụ nặng nề: Phối hợp thực hiện Chiến lược phát triển NN&PTNT bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chuyển đổi số ngành NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Triển khai và theo dõi việc thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035; Tái cơ cấu ngành Thủy lợi góp phần tái cơ cấu ngành NN&PTNT và xây dựng nông thôn mới; Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi, quản lý an toàn hồ đập; Tham mưu tốt công tác vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương và các sông khác trên địa bàn; Bảo đảm an toàn hạ du các hồ chứa trong các tình huống khẩn cấp; Tiếp tục xây dựng tỉnh điển hình về phòng, chống thiên tai; Tiếp tục tham mưu tìm nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp các hồ đập có nguy cơ mất an toàn; bảo trì duy tu sửa chữa các hệ thống công trình thủy lợi; Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê điều, cống, đập, các công trình chống xói lở, bảo vệ bờ sông, bờ biển; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế. Tiếp nhận và quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật của dự án “Vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống quản lý thiên tai toàn diện” do Nhật Bản tài trợ; xây dựng cơ sở dữ liệu về thủy lợi, phòng chống thiên tai, tăng cường kết nối thông tin với Hue-S,…

Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của ngành ngày càng lớn mạnh, có trình độ chuyên môn vững vàng, tập thể gắn kết,  tin tưởng rằng ngành Thủy lợi Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Nguyễn Đính

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chung sức kiến tạo diện mạo nông thôn

Trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào hiến đất làm đường, chỉnh trang khu dân cư đã trở thành điểm nhấn, góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại.

Chung sức kiến tạo diện mạo nông thôn
Xã Phong An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Sáng 15/10, xã Phong An (Phong Điền) tổ chức lễ công bố và đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023. Dự buổi lễ có các đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh và lãnh đạo huyện Phong Điền, cùng đông đảo cán bộ, đảng viên, Nhân dân địa phương.

Xã Phong An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Đưa sách về với học sinh nông thôn

Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai về các trường học. Không chỉ các trường học trên địa bàn thành phố, mà ngay cả những trường ở nông thôn Thừa Thiên Huế cũng tổ chức các hoạt động về văn hóa đọc, tiêu biểu trong đó là Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh (Hương An, Hương Trà).

Đưa sách về với học sinh nông thôn
A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

TIN MỚI

Return to top