ClockThứ Năm, 18/01/2018 06:06

Nông dân Phong Chương giúp nhau làm kinh tế

TTH - Từ sự chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, nông dân xã Phong Chương (Phong Điền) không chỉ từng bước giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững mà còn đóng góp vào xây dựng thiết chế hạ tầng nông thôn mới.

Phong Điền: Phát triển kinh tế vùng cát nội đồngHiệu quả từ mô hình CLB Cựu quân nhân ở Phong Chương

Khen thưởng hội viên HND xã Phong Chương có thành tích sản xuất, kinh doanh giỏi

Chung tay xây dựng  nông thôn mới

Ông Lê Viết Long, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Chương đánh giá, phong trào nông dân thi đua sản xuất  kinh doanh giỏi tại địa phương đã thực sự phát huy hiệu quả; qua phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, gia trại hiệu  quả. Bà con nông dân phát huy được tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; nhanh nhạy trong cơ chế thị trường, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.

Từ 169 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp năm 2011, đến nay trên địa bàn xã Phong Chương đã có 350 hộ đạt danh hiệu này. Thu nhập của người dân được nâng lên, đạt 22,3 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo trên địa bàn xã giảm 69 hộ, cận nghèo giảm 230 hộ so với năm 2011. 

Phong trào nông dân thi đua sản xuất ở Phong Chương đã làm “sống dậy” vùng cát nội đồng. Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng trên toàn xã là 1.758 ha, tăng 48 ha. Vùng cát nội đồng được khai thác mở rộng, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày và lâm nghiệp. Chăn nuôi được mở rộng theo hướng gia trại, trang trại. Đàn gia cầm phát triển mạnh theo hướng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng.

Ônh Trần Văn Quý (thôn Ma Nê) là một trong những điển hình làm kinh tế ở Phong Chương. Mô hình trang trại nuôi bò, trồng sen, nuôi cá của ông Quý có thu nhập hàng năm từ 200- 250 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5-7 lao động.

“Trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật được xem hàng đầu. Tuy nhiên, điểm lợi là các hội viên ở xã luôn chủ động và nhiệt thành chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giúp nhau từng bước làm giàu, tránh rủi ro của thị trường”, ông Quý chia sẻ.

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội nông dân xã tích cực vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia bằng những việc làm thiết thực như: hiến đất, đóng góp tiền và ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương và các công trình phúc lợi khác.

“Tổng vốn đầu tư toàn xã trong nhiệm kỳ đạt trên 200 tỷ đồng, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên 62 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp 6 tỷ đồng. Hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa trên 14 km, trị giá trên 21 tỷ đồng”, ông Lê Viết Phước, Chủ tịch UBND xã Phong Chương thông tin.

Công trình thắp sáng đường quê tại thôn Lương Mai là một “điểm nhấn” trong phong trào nông dân góp tay xây dựng nông thôn mới ở Phong Chương. Toàn bộ 14 tuyến đường với chiều dài gần 6,5km đã được người dân đóng góp lắp đèn chiếu sáng. Tổng cộng có 245 cột đèn với kinh phí trên 178 triệu đồng. Đây cũng là mô hình điểm mà hội nông dân xã sẽ tập trung nhân rộng trong thời gian đến.

“Bà đỡ” cho nông dân

Bằng sự nỗ lực của các hội viên, Hội Nông dân xã Phong Chương vinh dự 5 năm liền đạt danh hiệu vững mạnh, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen và 9 Kỷ niệm chương “Vì giai cấp nông dân Việt Nam”. Hiện Hội Nông dân xã Phong Chương có 834 hội viên, trong đó có 79 hội viên là đảng viên.

Nhiệm kỳ qua, hội nông dân xã phối hợp tổ chức 20 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho hội viên và nông dân, với 1.395 lượt người tham gia, phối hợp tổ chức 3 lớp đào tạo nghề, với 150 lượt người tham gia; đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến các mô hình kinh tế có hiệu quả để hội viên nông dân áp dụng, học tập kinh nghiệm.

Hội Nông dân Phong Chương tiếp tục thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, giống vật tư phân bón, mở các lớp dạy nghề theo đúng nhu cầu cho hội viên, chủ động tìm kiếm các nguồn vốn và các chương trình dự án để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và đẩy mạnh việc thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới.

Ông Lê Viết Phước đánh giá, những năm gần đây, các hoạt động kinh doanh - dịch vụ và ngành nghề trong nông thôn phát triển đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người nông dân, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang lao động ngành nghề, thương mại và dịch vụ. Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề chiếm 30,3% tổng giá trị sản xuất của địa phương. Từ năm 2013 đến nay có 4 hộ nông dân thành lập các công ty, doanh nghiệp tư nhân, làm ăn hiệu quả, tạo điều kiện giúp đỡ cho nhiều hộ nông dân có công ăn việc làm, thu nhập ổn định.

Bài, ảnh: NGUYỄN KHÁNH   

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân
Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024

Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2024).

Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024
Return to top