ClockThứ Năm, 28/04/2016 06:20

Nuôi cá chạch bùn - hướng đi mới

TTH - Giá trị kinh tế khá cao, được thị trường ưa chuộng, cá chạch bùn trở thành đối tượng mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Thịt thơm ngon, hàm lượng đạm khá cao, lại ít chất béo nên cá chạch bùn có cơ hội vào các nhà hàng, khách sạn. Nhận thấy nhiều lợi thế về đầu ra, điều kiện môi trường, đất đai, khí hậu trên địa bàn tỉnh phù hợp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (TTKN) thực hiện thành công mô hình nuôi thí điểm cá chạch bùn trong ao tại hai điểm ở xã Thủy Phù (TX Hương Thủy) và xã Phong Bình (Phong Điền) với diện tích 500m2/mô hình.

Mô hình nuôi cá chạch bùn

Ông Phan Tiến Dũng ở xã Thủy Phù, chủ hộ được chọn làm thí điểm không giấu niềm vui và tỏ ra bất ngờ trước hiệu quả bước đầu. “Những ngày đầu triển khai mô hình, gia đình tôi vừa mừng, vừa lo. Chưa nắm vững kỹ thuật, lại không biết cá có dễ nuôi hay bị dịch không nên rất ngại. Nhờ cố gắng học hỏi, cộng thêm sự hướng dẫn sâu sát của cán bộ khuyến nông, cá chóng lớn từng ngày, mang lại hiệu quả bất ngờ”, ông Dũng tâm sự.

So với nhiều loại cá khác, nuôi cá chạch không khó. Các khâu kỹ thuật, quy trình nuôi, cho ăn, xử lý môi trường… tương đối dễ nắm bắt. Với 500 m2 cho phép thả nuôi khoảng 15 ngàn con giống, mật độ trung bình 30 con/m2. Sau bốn tháng rưỡi nuôi, tỷ lệ sống đạt khoảng 80,5%, trọng lượng 33 con/kg. Với giá thị trường hiện nay, mỗi kg cá thương phẩm khoảng 100-120 ngàn đồng, mô hình cho thu nhập trên 40 triệu đồng. Mô hình thí điểm tại hộ ông Nguyễn Minh ở xã Phong Bình cũng mang lại hiệu quả tương tự. Với diện tích, số lượng giống thả nuôi như trên, mô hình tại hộ ông Minh cũng cho thu nhập gần 40 triệu đồng, lãi 15 triệu đồng. Theo tính toán, nếu nuôi 1 ha sẽ lãi từ 150-160 triệu đồng.

Cá chạch sau khi thu hoạch

Cán bộ phụ trách mô hình nuôi cá chạch Nguyễn Thị Thu Hà (TTKN) nhận xét, cá chạch bùn sống ở đáy ao, thích nghi tốt với cả môi trường xấu và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong điều kiện nắng nóng phức tạp, kéo dài, cá chạch vẫn phát triển tốt, phù hợp với điều kiện canh tác, sản xuất trên nhiều vùng đất ở Thừa Thiên Huế. Các vùng ven đô, gần TP. Huế cũng có thể tận dụng đất đai đào hồ nuôi cá chạch.

Phó Giám đốc TTKN - Châu Ngọc Phi đánh giá, mô hình nuôi cá chạch bùn trong ao đã khẳng định phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu trên địa bàn tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế. Khó khăn lớn hiện nay là trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở sản xuất giống cá chạch bùn tại chỗ nên giá con giống. Người dân và các tổ chức có nhu cầu nuôi phải đến các tỉnh phía Nam để mua giống, chi phí vận chuyển cao, đường xa ảnh hưởng đến chất lượng. Các ban ngành cấp trên cần hỗ trợ kinh phí để TTKN tiếp tục xây dựng thêm mô hình nuôi cá chạch thương phẩm; đồng thời nghiên cứu sản xuất cá giống nhân tạo tại chỗ nhằm chủ động nguồn giống cung ứng nhu cầu phát triển sản xuất.

“Phải biết chọn giống nuôi có kích cỡ đồng đều, không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn và không có dấu hiệu dịch bệnh. Mật độ thả nuôi phù hợp, bình quân 30 con/m2. Sử dụng thức ăn công nghiệp, phải biết cách điều phối lượng thức ăn phù hợp, bổ sung thêm vitaminC; biết cách quản lý, theo dõi môi trường, nhiệt độ trong ao nuôi… để có hướng xử lý phù hợp” - ông Châu Ngọc Phi, Phó Giám đốc TTKN cho biết.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
Hướng đi mới để giảm nghèo bền vững

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thị xã Hương Trà đã tập trung triển khai hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ), nhất là đối với lao động nghèo. Thực tế từ những người đang đi XKLĐ và đã về nước, họ giúp gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả, góp phần thúc đẩy kinh tế gia đình, địa phương và cả việc nâng cao ý thức cho con em đi XKLĐ của nhiều người.

Hướng đi mới để giảm nghèo bền vững
Hồi sinh vùng lộng

Khi những con sóng dữ trở lại hiền hòa là lúc ngư dân dong thuyền bủa lưới, giăng câu trên vùng biển lộng. Mấy ngày nay, thuyền nào cũng thu nhập 2-3 triệu đồng mỗi ngày từ đánh bắt cá khoai, cá hanh…

Hồi sinh vùng lộng

TIN MỚI

Return to top