ClockThứ Năm, 15/04/2021 08:00

Phát triển dịch vụ logistics: Định hình hướng đi mới

TTH - Logistics được xem là chuỗi cung ứng, từ vận chuyển, lưu trữ đến phân phối. Thừa Thiên Huế được đánh giá là địa phương có tiềm năng về dịch vụ logistics nhưng hiện vẫn chưa rõ nét.

Đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%Thủ tướng yêu cầu giảm mạnh chi phí logisticsPhát triển chuỗi dịch vụ logistics: Động lực để ngành công nghiệp bứt pháChính phủ bàn giải pháp nâng cao hiệu quả về logisticsThương mại điện tử muốn phát triển không thể thiếu dịch vụ logistics

Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô có nhiều lợi thế phát triển thành trung tâm logistics đồng bộ, hiện đại

Chưa khai thác hết tiềm năng

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, logistics là một ngành dịch vụ quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, không riêng ở Thừa Thiên Huế, logistics là ngành có sự phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động giao lưu thương mại.

Lợi thế ở Thừa Thiên Huế, phát triển dịch vụ logistics là hệ thống giao thông hoàn chỉnh, có sân bay, đường bộ, đường sắt nằm trên trục Bắc-Nam; đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối với các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.

Thừa Thiên Huế có cảng biển Chân Mây được xem là yếu tố cung ứng quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng logistics phục vụ ngành công nghiệp, khi hầu hết nguyên vật liệu, sản phẩm đầu ra, đầu vào được vận chuyển bằng đường biển. Hiện, cảng Chân Mây đã đón tàu hàng trọng tải 50 nghìn tấn và trong vài tháng đến có bến số 2 và 3 hoàn thiện đưa vào hoạt động có thể đón tàu có trọng tải 70 nghìn tấn.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị dành cho logistics ở các bến bãi neo đậu cho các chuyến tàu chở hàng, xếp dỡ hàng tại cảng Chân Mây, Thuận An chưa đáp ứng vì chưa có nhiều container lưu trữ quy mô khiến chiến lược phát triển logistics bị hạn chế, đội chi phí, giảm sức cạnh tranh.

Các khu công nghiệp như Phú Bài, Phong Điền, Phú Vang chỉ đang giai đoạn đầu tư. Hệ thống kết nối thông tin giữa doanh nghiệp (DN) kinh doanh kho bãi với cơ quan hải quan chưa được triển khai đồng bộ. Các DN kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh chưa đủ mạnh để đầu tư phương tiện có trọng tải lớn cả đường bộ và đường thủy. Nhiều đơn vị tham gia chuỗi cung ứng logistics, nhưng nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết, nhất là lĩnh vực vận tải. Nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ logistics ở địa phương còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp.

Giao thông ở KCN Phong Điền đã đồng bộ giúp lưu thông hàng hóa thuận lợi

Không chần chừ

Mới đây, UBND tỉnh tổ chức hội nghị bàn kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo để tạo tính bứt phá cho lĩnh vực này.

Nhiều chuyên gia, lãnh đạo sở, ngành, địa phương thống nhất quan điểm là phát triển dịch vụ logistics để làm gia tăng sự gắn kết phát triển sản xuất hàng hóa, tạo động lực cho ngành công nghiệp địa phương bứt phá. Dịch vụ logistics đồng bộ, hiện đại lành mạnh sẽ tạo cơ hội bình đẳng cho các DN, giảm chi phí vận chuyển, giảm các chi phí sản xuất, thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực công, nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyễn Lương Bảy, Phó Giám đốc Sở Công thương thông tin, theo kế hoạch mục tiêu đến năm 2025, các huyện, thị xã trên địa bàn đều có các trung tâm logistics và trở thành trung tâm dịch vụ nòng cốt trong lưu thông và phân phối hàng hóa, phục vụ đắc lực cho sản xuất, tiêu dùng hàng hóa trong tỉnh và xuất khẩu, góp phần giảm chi phí thời gian trong việc trung chuyển hàng hóa cho các đơn vị, DN để nâng cao năng lực cạnh tranh trong vùng, khu vực miền Trung. Đạt mục tiêu này không chỉ cần cơ chế chính sách hợp lý, sự kết nối liên thông với ban ngành chức năng mà còn phải chú trọng quy hoạch, đầu tư hạ tầng nhà xưởng, bến bãi; đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên nghiệp ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển dịch vụ logistics...

Theo đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, dù dịch vụ logistics ở Thừa Thiên Huế đang ở bước “khởi đầu” nhưng rất có tiềm năng phát triển. Tính ở các khu vực cảng biển đã có nhiều lợi thế. Ở đây không chỉ là những trung tâm nhận, chuyển hàng mà còn phải đảm bảo lưu trữ, giao nhận, phân phối. Ngành cảng biển nói riêng và logistics nói chung ở Thừa Thiên Huế phát triển sau nên cần có sự tính toán phù hợp trong quy hoạch, bởi nhìn lại hầu hết cảng biển trong cả nước rất nhanh quá tải.

Hiện nay, ở khu vực tiếp giáp các bến cảng Chân Mây đã có quy hoạch 2 trung tâm dịch vụ logistics với diện tích khoảng 45ha. Đây là những quỹ đất Ban quản lý các Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các danh mục kêu gọi đầu tư khu dịch vụ logistics đồng bộ, hiện đại, như hệ thống kho ngoại quan, kho tổng hợp chứa hàng rời, kho lạnh, bãi tập kết container, hàng hóa thông thường; khu văn phòng điều hành, dịch vụ hải quan, tài chính...

Ông Nguyễn Văn Phương, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, phát triển dịch vụ logistics bài bản, đúng nghĩa sẽ trở thành một ngành dịch vụ, gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu mang lại giá trị kinh tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước rất cao. Thừa Thiên Huế cũng được đánh giá là một thị trường tiềm năng, hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics. Thực tế cho thấy, hàng năm tổng kim ngạch xuất khẩu ở Thừa Thiên Huế không nhỏ, như năm 2020 dù ảnh hưởng COVID-19 nhưng giá trị đạt gần 1,5 tỷ USD.

Từ bây giờ phải tăng tốc, tạo một hướng đi mới cho dịch vụ logistics, trước hết các ban ngành chức năng phải rà soát tổng thể những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, hạn chế, sớm tham mưu lãnh đạo tỉnh xây dựng phát triển dịch vụ này đồng bộ, hiện đại, nằm trong định hướng phát triển của cả khu vực miền Trung, đảm bảo hàng hóa thông thương, xuất nhập khẩu, kết nối thị trường quốc tế...

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Dịch vụ in logo lên bình giữ nhiệt Lock&Lock cao cấp làm quà tặng

Trong thời đại hiện nay, khi doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh và tạo dấu ấn thương hiệu, việc lựa chọn quà tặng doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Bình giữ nhiệt Lock&Lock với thiết kế sang trọng và khả năng giữ nhiệt tốt, không chỉ là món quà hữu ích mà còn là công cụ quảng bá thương hiệu hiệu quả.

Dịch vụ in logo lên bình giữ nhiệt Lock Lock cao cấp làm quà tặng
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Thông tin doanh nghiệp:
Review Viện thẩm mỹ LG Clinic: Dịch vụ, mức giá, đánh giá thực tế

Viện thẩm mỹ LG Clinic là một trong những cơ sở làm đẹp nổi bật tại TP.HCM, được nhiều khách hàng tin tưởng nhờ uy tín và chất lượng dịch vụ vượt trội. Nếu bạn đang tìm hiểu về chất lượng dịch vụ, đội ngũ chuyên gia, bảng giá dịch vụ cũng như đánh giá thực tế về LG Clinic thì hãy tham khảo nội dung dưới đây.

Review Viện thẩm mỹ LG Clinic Dịch vụ, mức giá, đánh giá thực tế
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó

TIN MỚI

cho thuê xe nâng hàng Công ty Cbay Logistics nhập hàng Trung QuốcCác mặt hàng nên chuyển hỏa tốc
Return to top