ClockThứ Năm, 19/01/2017 14:11

Phải tích cực quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường nông nghiệp

TTH - Dù tỉnh ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch, dịch vụ - công nghiệp, song ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò then chốt trong công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Tập huấn cho nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình là góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Nguyễn Khánh

Là một địa phương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng; sử dụng phân bón hóa học để giúp cây tăng trưởng… vẫn là biện pháp quan trọng và chủ yếu. Nhờ vậy, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và ngành nghề nông thôn tỉnh ta đã có bước phát triển tích cực, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, ở nhiều địa phương, công tác bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Theo báo cáo của UBND tỉnh, hàng năm có khoảng 42 tấn chai lọ, bao gói và 1 – 2% thuốc bảo vệ thực vật còn tồn tại trong chai lọ, bao gói sau sử dụng thải ra môi trường chưa có biện pháp thu gom, xử lý; nhiều địa phương chưa có quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, nhiều trang trại thiếu hệ thống thu gom và xử lý chất thải; một số cơ sở giết mổ xây dựng từ năm 2000 đến nay đã xuống cấp, 44 điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ trong hộ gia đình có nguy cơ dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm, lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Trong lĩnh vực thủy sản, hầu hết cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu về nuôi trồng thủy sản, trong đó hệ thống ao xử lý nước thải hầu như chưa có. Nuôi cá lồng nước lợ, mặn phát triển tự phát do chưa có quy hoạch, quy chế quản lý vùng nuôi, phương thức nuôi. Một số vùng nuôi chắn sáo dày đặc làm giảm sự trao đổi nước trong đầm phá. Nếu vấn đề này không được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ và có hệ thống thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng.

Trước tình hình này, ngày 5/12/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-UBND về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm bảo vệ môi trường trong ngành nông nghiệp. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã và TP. Huế; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Khoa học và Công nghệ và một số cơ quan, sở ngành liên quan tích cực triển khai chỉ thị này và xem đây là nhiệm vụ then chốt.

Trước mắt, yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch quản lý, kiểm soát và lộ trình khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra, rà soát và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, hạn chế và tiến đến không phát triển chăn nuôi trong khu vực tập trung đông dân cư, có phương án di dời các cơ sở giết mổ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu tập trung đông dân cư theo quy hoạch; xây dựng bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và có phương án thu gom, vận chuyển, tiêu hủy đúng quy định. Đối với các sở chuyên môn như Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài nguyên & Môi trường, Khoa học & Công nghệ có các hình thức hướng dẫn các địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan về kỹ thuật, danh mục sản phẩm xử lý môi trường đối với hoạt động chăn nuôi, giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Tập huấn cho nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng quy trình; kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ và phân bón khác, sản phẩm xử lý môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; thống kê, rà soát, phân loại về quy mô, mức độ ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, làng nghề, các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong toàn xã hội để thống nhất hành động; chỉ đạo, hướng dẫn và quan trắc môi trường để quản lý, giám sát, cảnh báo môi trường trong nông nghiệp; phổ biến và khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia về môi trường mới đối với chất thải phù hợp tính chất đặc thù của từng lĩnh vực trong ngành nông nghiệp.

Với sự quyết liệt của UBND tỉnh trong công tác bảo vệ môi trường ngành nông nghiệp, hy vọng trong thời gian tới những khó khăn, vướng mắc và tồn tạo lâu nay của các địa phương về công tác bảo vệ môi trường sẽ được tháo gỡ, tạo môi trường sống an toàn cho cộng đồng và xã hội.

Khôi Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Ích Thận Vương giúp tôi kiểm soát suy thận độ 1 do biến chứng huyết áp cao

“Tôi bị huyết áp cao 160 mmHg đang dùng thuốc. Ngoài ra, tôi còn bị thiếu máu não, ảnh hưởng đến trí nhớ, hay mất ngủ. Năm 2012 thì phát hiện thêm bệnh suy thận độ 1” - chú Lưu Công Cư (sinh năm 1960, trú tại số nhà 65B, đường Nguyễn Cao, phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang - SĐT: 0866.914.566) chia sẻ.

Ích Thận Vương giúp tôi kiểm soát suy thận độ 1 do biến chứng huyết áp cao
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

TIN MỚI

Return to top