ClockChủ Nhật, 16/01/2022 06:01

Phân kỳ cho từng bước đi

GRDP năm 2021 tăng 4,36% so với cùng kỳGRDP vẫn tăng

Dự thảo Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hoàn chỉnh. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Lê Minh Hoan, chiến lược này dựa trên 3 yếu tố chính: “nông nghiệp sinh thái”, “nông thôn hiện đại” và “nông dân thông minh”.

Ươm giống cây rừng

Với tư cách bộ trưởng, ông Lê Minh Hoan đã nhiều lần nhắc đến chuyện: “Tư duy phát triển nông nghiệp phải chuyển từ sản xuất sang kinh tế”. Điều này có thể hiểu, nền nông nghiệp không phải chạy theo năng suất mà phải đề cao hiệu quả.

Đối với Thừa Thiên Huế, năm 2021, ngành nông nghiệp cũng đạt nhiều thành tựu với mức tăng trưởng 3,62% - là một năm có mức tăng trưởng cao (năm trước đó chỉ tăng 1,34%). Tỷ trọng của ngành này chiếm 11,6% trong GRDP của tỉnh. Một số liệu thống kê cho biết, quy mô nền kinh tế Thừa Thiên Huế năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt hơn 54.798 tỷ đồng. Như vậy, quy mô toàn ngành nông nghiệp Thừa Thiên Huế đạt khoảng hơn 6.356 tỷ đồng.

Ba khía cạnh mà Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Lê Minh Hoan nêu ra trong định hướng phát triển dài hạn, chúng ta nên hiểu như thế nào để xây dựng ngành nông nghiệp Thừa Thiên Huế?

Trước tiên cần khẳng định, với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, về tỷ trọng, ngành nông nghiệp sẽ ngày càng giảm dần trong tổng GRDP, tức là so với 2 lĩnh vực khác là dịch vụ và công nghiệp – xây dựng. Giảm về tỷ trọng không có nghĩa là miếng bánh nông nghiệp nhỏ hơn mà phải ngày càng lớn hơn về giá trị. Đất đai không thể sinh thêm do quá trình đô thị hóa và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, muốn ngành nông nghiệp lớn hơn thì chỉ có một con đường là tìm cách nâng cao giá trị, tức là chúng ta kiếm được bao nhiêu đồng trên một đơn vị diện tích chứ không phải là bao nhiêu cân, bao nhiêu con, bao nhiêu trái nữa…

Muốn vậy, thì phải áp dụng mạnh mẽ hơn khoa học kỹ thuật, thực hành nông nghiệp công nghệ cao để kiểm soát mọi khâu của yếu tố đầu vào. Xây dựng cái mà chúng ta hay đề cập - chuỗi giá trị. Tức là làm cái gì, tiêu chuẩn ra sao, chế biến như thế nào, tiêu thụ ở đâu là những điều cần tính toán hết sức cụ thể. Để làm được điều này, không thể từng hộ nông dân đơn độc làm được mà phải tập hợp lại thành DN, HTX, tổ hợp tác, thành vùng. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ đạt được hai điều, đó là “nông nghiệp sinh thái”; “nông dân thông minh”. Có thể nói đây là hai điều cốt lõi về mặt nội dung trong cái vỏ “nông thôn hiện đại”.

Về “nông thôn hiện đại” thì chúng ta đã từng bước xây dựng, gần đây nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới, rồi nông thôn mới nâng cao. Nông nghiệp sinh thái, hiểu một cách nôm na là nông nghiệp sạch, sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hạn chế ảnh hưởng môi trường… hướng đến sản xuất đạt các tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP.

Ở Thừa Thiên Huế đã có nhiều mô hình hướng theo làm kiểu này (tập hợp thì có DN, HTX, trang trại quy mô lớn), chất lượng cao thì có (sản xuất theo phương thức hữu cơ; áp dụng công nghệ cao để kiểm soát chất lượng đầu vào)… nhưng về quy mô nói chung còn nhỏ, chưa bền vững. Còn nông dân thông minh? Đó chẳng những là việc nông dân biết áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng công nghệ, thực hành được công nghệ cao mà còn biết tính toán để làm ra những sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Tất nhiên đó là mong muốn, những định hướng cần đi đến; nhưng để đến được đích không phải dễ. Với cách làm nông nghiệp như chúng ta vẫn làm trong thời gian dài vừa qua đã lạm dụng quá nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên; sự cân bằng sinh thái bị mất đi nhiều. Giờ xây dựng lại hệ sinh thái trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng không phải dễ, nhưng đây là con đường buộc phải đi trong định hướng dài hạn.

Có lẽ chính vì vậy mà trong xây dựng chiến lược, Bộ NN&PTNT cũng vạch ra một lộ trình dài hạn - đến năm 2050, nghĩa là đến 30 nữa thì may ra? Trong 30 năm tới, cần phân kỳ với những bước đi và mục tiêu ngắn hạn cụ thể. Nền nông nghiệp Thừa Thiên Huế có mấy thế mạnh, đó là trồng lúa, trồng cây ăn trái có múi, trồng rau, nuôi tôm, trồng rừng, các loại cây dược liệu và mục tiêu và bước đi cho từng giai đoạn ngắn hạn sẽ như thế nào...

Bài: LÊ BÌNH AN - Ảnh: HOÀNG PHƯỚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top