ClockThứ Năm, 20/09/2018 08:42

Phát triển rừng bền vững, thân thiện môi trường

TTH - Sau hai ngày thảo luận, bàn bạc, hội thảo “Lồng ghép thể chế, kế hoạch, kỹ thuật về Chương trình Mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và giảm phát thải” do Sở NN&PTNT tổ chức đã kết thúc vào ngày 19/9 với nhiều giải pháp trọng tâm, hướng đến bảo vệ, phát triển lâm nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.

Sẽ thành lập 3 hợp tác xã lâm nghiệp bền vữngTrồng mới 7.000 ha rừngCần chỉ rõ thế mạnh và định hướng tập trung phát triểnĐến năm 2020 tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%

Giống lâm nghiệp thân thiện với môi trường

Phát triển 16 ngàn ha rừng trồng gỗ lớn

Ông Trần Vũ Ngọc Hùng-Chi cục Kiểm lâm tỉnh thông tin, mục tiêu phát triển rừng trồng gỗ lớn (RTGL) của tỉnh đến năm 2020 là 16 ngàn ha. Tỷ lệ rừng được cấp chứng chỉ FSC (Hội đồng quản lý rừng) và sử dụng giống lâm nghiệp thân thiện với môi trường đạt 9.000 ha. Phạm vi thực hiện RTGL tập trung trên địa bàn các huyện: Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới và TX. Hương Trà, TX. Hương Thủy với các đối tượng là các công ty kinh doanh lâm nghiệp Nhà nước, tư nhân, ban quản lý rừng phòng hộ, chủ trang trại, hộ gia đình.

Theo ông Trần Vũ Ngọc Hùng, để triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu trồng rừng gỗ lớn, ngành nông nghiệp cần phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tập trung ưu tiên, lồng ghép nhiệm vụ phục hồi và PTR nhằm bảo vệ môi trường vào các chương trình, dự án liên quan. Kế hoạch, lộ trình triển khai chứng chỉ FSC được xây dựng một cách cụ thể, bài bản. Việc thực hiện, nghiên cứu cơ chế, chính sách, xây dựng mô hình trình diễn về kinh doanh gỗ lớn… cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.

Trồng rừng tái sinh ở A Lưới

Đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu khai thác, sử dụng hiệu quả đất dưới tán rừng với diện tích 3.268 ha và 15 cộng đồng dân cư hoạt động du lịch sinh thái. Nguồn giống đáp ứng nhu cầu rừng trồng trên địa bàn tỉnh mỗi năm 25 triệu cây, trên 90% được kiểm soát chất lượng, sinh khối rừng trồng tăng trưởng 20-25m3/ha/năm. Trên 90% các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống lâm nghiệp đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu sản xuất rừng trồng với 80% cây con được gieo ươm bằng phương pháp vô tính và 20% được gieo ươm từ hạt. Rừng sản xuất theo hướng thâm canh, sử dụng cây con bằng phương pháp nhân giống vô tính công nghệ cao và thân thiện môi trường.

Ưu tiên phát triển rừng sản xuất

Để phát triển, khai thác hiệu qủa rừng trồng, các đại biểu tham gia ý kiến cho rằng, Sở Công Thương cần tham mưu tỉnh kêu gọi đầu tư xây dựng các cơ sở tinh chế lâm sản, sản xuất các mặt hàng đồ gỗ và sản phẩm có nguyên liệu từ gỗ phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu nhằm thúc đẩy hình thành nhanh vùng nguyên liệu RTGL. Các công ty kinh doanh lâm nghiệp Nhà nước cần tham gia vào việc xây dựng kế hoạch dài hơi về phát triển RTGL. Các địa phương vận động, thu hút doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thay đổi nhận thức, phương thức, chuyển sang RTGL.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2016-2020, phấn đấu khoán quản lý, bảo vệ rừng bình quân mỗi năm 30 ngàn ha; bình quân mỗi năm khoanh nuôi tái sinh 600 ha, trồng mới 7.000 ha, cải tạo rừng 100 ha, làm giàu rừng 50 ha, nuôi dưỡng 84 ha, tỉa thưa 800 ha, trồng cây phân tán 1 triệu cây. Phấn đấu khai thác gỗ rừng trồng bình quân mỗi năm 734 ngàn m3 và hàng ngàn tấn lâm sản ngoài gỗ; chế biến gỗ xây dựng 12 ngàn m3/năm.

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu sử dụng đất dưới tán rừng, ngành lâm nghiệp cùng các địa phương, ban ngành cần triển khai quy hoạch, phát triển mô hình theo hướng tập trung ưu tiên vào rừng sản xuất của các công ty lâm nghiệp, hộ gia đình. Làm tốt việc này cần có sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành chức năng về chính sách lâm nghiệp, tiếp cận về chuỗi liên kết thị trường. Các mô hình được xây dựng chủ yếu tập trung vào cây bản địa có giá trị, trồng mây dưới tán rừng, cây dược liệu, tre lấy măng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, du lịch cộng đồng.

Theo đó, cần tập trung thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước về việc đầu tư, hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh giống lâm nghiệp; nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển giống chất lượng, thân thiện với môi trường. Nguồn vốn cần được huy động từ nhiều nguồn: Nhà nước, chương trình, dự án, vốn vay ưu đãi và vốn tự có của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện nâng cao chất lượng giống lâm nghiệp đến năm 2025 là 23,43 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hữu Huy, Trưởng phòng Sử dụng và Phát triển rừng-Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho rằng, để thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch, hành động PRAP cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng theo hướng giảm phát thải khí nhà kính. Các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu cần được hỗ trợ nhân rộng nhằm hạn chế tối đa mất rừng, suy thoái rừng. Các hoạt động hướng đến tăng cường quản trị rừng gắn với cải thiện sinh kế cho người dân sống ven rừng cần được quan tâm, hỗ trợ. Tăng cường quản lý, thực thi pháp luật, tuyên truyền về cơ chế REDD+ … cũng là giải pháp hữu hiệu trong quản lý, bảo vệ rừng.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Việc hợp tác với các đối tác để tạo ra những sản phẩm du lịch mới mang tính chất xanh và bền vững, từ đó nâng cao trải nghiệm của du khách khi đến với Huế là giải pháp thiết thực mà ngành du lịch Cố đô lựa chọn.

Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường
Trồng rừng ngập mặn ứng phó thiên tai

Với việc thực hiện trồng mới 22 ha rừng ngập mặn tại xã Hương Phong (TP. Huế) đã góp phần tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng rừng, làm chức năng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển.

Trồng rừng ngập mặn ứng phó thiên tai
Đối khớp ba loại rừng, đất lâm nghiệp còn khó khăn

Đối khớp ba loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) và ba loại đất lâm nghiệp (đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành lâm nghiệp, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đối khớp ba loại rừng, đất lâm nghiệp còn khó khăn
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Return to top