ClockThứ Năm, 16/03/2017 05:46

Rau trái vụ Điền Lộc

TTH - Phát huy thế mạnh cây trồng chủ lực, xã Điền Lộc (huyện Phong Điền) đang phát triển mô hình trồng rau trái vụ.

Bà Bùi Thị Phương đang thu hoạch xà lách trái vụ

Theo chân Phó Chủ tịch UBND xã Điền Lộc  Hồ Văn Hùng, chúng tôi về vùng Nhất Đông, nơi đang triển khai mô hình trồng rau trái vụ. Dù sắp qua tháng 3, nhưng xà lách, tần ô, ớt, bầu… vẫn còn nhiều, người dân đang thu hoạch.

Chị Bùi Thị Phương, thôn Nhất Đông cho biết, rau trái vụ được gia đình chị trồng từ tháng 9 đến tháng 3 (khi vào mùa mưa, đồng thấp bị lụt), bao gồm: rau dền, dưa leo, ớt trái, mồng tơi, xà lách, tần ô… So với rau chính vụ, rau trái vụ cho thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần. Hiện nay, 1 sào rau trái vụ (trong vòng 5 tháng) cho thu nhập trên 21 triệu đồng; trừ chi phí lãi khoảng 15 đến 16 triệu đồng/sào/vụ. Với hơn 1 sào rau trái vụ, gia đình chị có thể bán rau phục vụ tết, thu nhập ổn định, có điều kiện cho con cái ăn học.

Ông Lê Tấn Thành, một người dân thôn Nhất Đông cho biết, năm 1987 khi xuất ngũ trở về, ông bắt đầu trồng rau. Tính đến nay ông đã 30 năm trong nghề này. Hiện nay, ông có 2 sào rau ở đồng ngoài và 1 sào rau trái vụ ở đồng cao. Cứ qua tháng 9 là ông trồng rau trái vụ bao gồm mướp đắng, bầu, rau cải, xà lách, ngò… Theo ông Thành, trồng rau trái vụ có hiệu quả kinh tế, dễ bán nên không phải lo đầu ra; tư thương về tận nơi thu mua với giá rất cao so với chính vụ. Đường giao thông được mở đến vùng sản xuất thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ.

Toàn xã Điền Lộc hiện có 50ha rau màu, trong đó có gần 10ha rau trái vụ, tập trung chủ yếu ở thôn Nhất Đông và Nhì Đông. Đến nay đã có 120 hộ tham gia làm rau trái vụ. Giúp người dân thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, trồng rau trái vụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, huyện Phong Điền đã hỗ trợ kinh phí 2,4 tỷ đồng để làm 1.500m đường bê tông và cấp phối vào vùng trồng rau. UBND xã cũng trích kinh phí 30 triệu đồng để đưa điện, đào giếng, làm hệ thống nước phun sương, phục vụ cho 4 hộ trồng rau sạch. Rau trái vụ hiệu quả gấp 2 đến 3 lần rau chính vụ và là nguồn thu nhập cho bà con vào mùa mưa, khi đồng ruộng không thể trồng rau màu được. Rau được trồng tập trung ở vùng cao, không bị ngập lụt.

Ông Hồ Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Lộc cho biết, hiện nay, UBND xã đã tổ chức lại vùng sản xuất rau sạch và đang đề xuất huyện hỗ trợ kinh phí đầu tư 1 trạm điện hạ áp để phục vụ sản xuất. Đồng thời, tiếp tục quy hoạch và mở rộng thêm khoảng 20ha để phát triển vùng trang trại, gia trại, kết hợp vừa chăn nuôi vừa trồng cây, rau trái vụ, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát các khu vực có nguy cơ chia cắt khi lũ lụt

Sáng 19/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã có buổi làm việc với Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Sau buổi làm việc, đoàn đã kiểm tra một số công trình xung yếu trên địa bàn tỉnh.

Rà soát các khu vực có nguy cơ chia cắt khi lũ lụt
Trồng rau sạch phát triển kinh tế

Để phát triển mở rộng quy mô nghề trồng rau ở địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phú Bài, TX. Hương Thủy đã vận động hội viên phụ nữ tham gia tổ liên kết trồng rau sạch. Hội đã trợ vốn vay, hạt giống, kết nối thị trường để cùng hội viên xây dựng và mở rộng các tổ liên kết.

Trồng rau sạch phát triển kinh tế
“Thỉnh ý thần khe”

Sau hàng trăm năm mở biển, có lẽ trong tâm thức nhiều người, nhắc đến biển sẽ nghĩ ngay đến lễ hội cầu ngư. Song, ở các làng quê bãi ngang ven biển vẫn còn một tục lệ được lưu giữ - tục cúng khe (Long nguồn, khe Long) khi hương xuân chạm ngõ.

“Thỉnh ý thần khe”
Return to top