ClockChủ Nhật, 12/11/2023 07:26
LIÊN KẾT TRONG NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ:

Rời rạc và chưa gắn với lợi ích các bên

TTH - Nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ trong thời gian gần đây có sự phát triển đúng hướng với chủ trương, chính sách của tỉnh. Nhưng sự phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) còn chậm, giữa người sản xuất và người tiêu dùng “chưa tìm được tiếng nói chung”.

Trình diễn công nghệ xử lý và sử dụng rơm rạ sản xuất phân hữu cơSản xuất nông nghiệp sạch từ phân hữu cơPhát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với sản xuất hàng hóaQuan tâm sản xuất nông nghiệp hữu cơ“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

Các loại rau hữu cơ Quế Lâm 

Tín hiệu ban đầu

Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển nhanh nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số đơn vị đi đầu trong sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ trên địa bàn tỉnh như Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm, Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh và các hợp tác xã nông nghiệp: An Lỗ, Mỹ Hải, Vinh Mỹ…

Từ hướng sản xuất mới này góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và tạo được mạng lưới liên kết trong tiêu thụ và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh đang từng bước có những giải pháp chuyển dịch sang sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ.

 

Đến nay, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 1.355ha, trong đó lúa 1.105,2ha và rau màu các loại 249,5ha. Trên cơ sở đó, Hội NNHC tỉnh được thành lập và hình thành các vùng sản xuất hữu cơ được xác nhận PGS (Participatory Guarantee System - Hệ thống đảm bảo cùng tham gia). Ban điều phối PGS tỉnh được thành lập đi vào hoạt động, đến nay đã cấp 12 giấy chứng nhận hữu cơ PGS cho 12 nhóm hộ với tổng diện tích sản xuất 76.875m2. Trong đó, rau các loại và dưa hấu 31.325m2, lạc - dầu lạc 45.550m2, tập trung tại các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc.

Trên địa bàn tỉnh có 42 hộ gia đình chăn nuôi theo hướng hữu cơ, hai hợp tác xã là Phù Nam và Hương Thọ chăn nuôi heo hữu cơ, an toàn sinh học với hơn 500 heo nái và 6.000 con heo thịt. Một tổ hợp chăn nuôi heo hữu cơ, an toàn sinh học 4F của Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm với quy mô 100 con heo nái và 2.000 con heo giống, heo thịt và một trang trại chăn nuôi bò 100 con theo hướng hữu cơ tại xã Đông Sơn, huyện A Lưới. Các cơ sở này đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm trong giai đoạn chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam về NNHC.

Tại một số địa phương thực hiện các mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, gồm rau má Quảng Thọ, hành lá Hương An, thanh trà Thủy Biều, rau các loại ở Quảng Thành. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 8 chuỗi/15 sản phẩm đã được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chủ yếu các sản phẩm được sản xuất theo hướng hữu cơ. Thông qua việc xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từng bước củng cố niềm tin của người tiêu dùng, nâng cao giá trị kinh tế của hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tính an toàn sản phẩm được kiểm soát thường xuyên. Đồng thời, giúp cơ sở tham gia chuỗi giá trị ổn định về đầu ra, phát triển bền vững trong sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay một số chuỗi không duy trì, hiệu quả kinh tế, nguồn cung cấp không ổn định, hoặc do cửa hàng kinh doanh chuyển địa điểm hoạt động chưa có kinh phí để đề nghị xác nhận lại chuỗi. Đây cũng là vấn đề khó khăn trong công tác quản lý nhà nước cũng như động viên các doanh nghiệp xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Chưa tạo mối liên kết

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Lê Văn Anh cho rằng, quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn phân tán, tính liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nông dân còn rời rạc, chưa có hệ thống, lợi ích của các bên liên quan chưa cao. Các địa phương chưa chủ động, mạnh dạn duy trì và mở rộng mô hình NNHC tại địa phương mình.

Quy mô sản xuất NNHC còn nhỏ lẻ, manh mún nên gặp khó khăn trong chuyển giao kỹ thuật, quản lý, giám sát quy trình sản xuất cũng như quảng bá, phát triển thị trường. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nông dân về xây dựng nền NNHC, kinh tế tuần hoàn chưa cao, chưa chịu khó chuyển đổi phương thức, tập quán sản xuất cũ sang hình thức mới nên một số mô hình có triển vọng không được duy trì, nhân rộng. Người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, khó phân biệt được đâu là hàng hóa từ sản xuất NNHC, đâu là hàng hóa không phải hữu cơ.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm NNHC chưa thực sự phát triển, chủ yếu tập trung tại trung tâm thành phố Huế. Đầu ra sản phẩm gặp khó khăn, dẫn đến giá của sản phẩm hữu cơ được bán ngang với sản phẩm thông thường, hoặc cao hơn nhưng không đáng kể. Trong khi đó, yêu cầu sản xuất sản phẩm hữu cơ đòi hỏi nhiều yếu tố, điều kiện khắt khe hơn nhiều, đầu tư với giá trị lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại. Việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất NNHC gặp khó khăn, vẫn còn nhiều vùng, nhiều hộ chưa thực hiện nghiêm túc việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.

Để phát triển sản xuất NNHC, tuần hoàn không còn cách nào khác ngoài việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của sản phẩm hữu cơ tới người quản lý, người sản xuất, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bằng mọi cách phải chứng minh sản phẩm hữu cơ và làm cho người tiêu dùng tin tưởng sản phẩm hữu cơ có lợi ích đối với sức khỏe con người và môi trường. Tất nhiên, các tổ chức, cá nhân trước hết phải thay đổi tư duy, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, chế biến, giám sát và chứng nhận sản phẩm NNHC.

Yêu cầu đặt ra đối với các đơn vị sản xuất NNHC và ngành nông nghiệp hiện nay là phải đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm chuỗi giá trị đến đông đảo người tiêu dùng và thường xuyên thông tin các điểm bán sản phẩm an toàn để người tiêu dùng biết, lựa chọn. Ngành công thương, các địa phương trong và ngoài tỉnh tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và sản phẩm hữu cơ. Đồng thời, vận động các cơ sở ứng dụng, tham gia các sàn thương mại điện tử để kết nối tiêu thụ sản phẩm, kết hợp giữa phương thức phân phối truyền thống với phân phối hiện đại nhằm tăng sản lượng tiêu thụ và giá trị sản phẩm.

Bài, ảnh: Hoàng Thế - Biểu đồ: Hương Trà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Return to top