ClockThứ Tư, 04/04/2018 06:00

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa

TTH - Với nhiều chính sách kích cầu, hỗ trợ, A Lưới đang mở hướng phát triển sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa có chất lượng và giá trị kinh tế. Các mô hình sản xuất chuối hàng hóa, rau an toàn, thịt bò, gạo và nếp đặc sản đang tạo hướng phát triển mới ở địa phương.

Nông sản A Lưới: Chưa có thị trường tiêu thụ ổn địnhA Lưới “tiếp sức” mô hình rau sạchA Lưới thử nghiệm mô hình trồng rau sạch

Cán bộ khuyến nông kiểm tra định kỳ chất lượng hoa tại A Lưới vào vụ Tết Mậu Tuất. Ảnh: Minh Nguyên

Hiệu quả hơn

Khu sản xuất rau an toàn theo mô hình nhà lưới rộng hơn 1.500m2 của gia đình chị Lê Thị Thanh Nga, ở tổ dân phố 2, thị trấn A Lưới với đủ các loại rau quả như hành, ngò, cải, xà lách, dưa leo, mướp đắng, mướp ngọt, bầu, bí… Toàn bộ diện tích được chị đầu tư thành 3 dãy nhà lưới, có dàn mái bằng sắt kiên cố, tấm lợp thông minh để lấy ánh sáng.

Chị Nga phấn khởi : Được huyện quan tâm hỗ trợ 50 triệu đồng xây dựng nhà lưới ban đầu và tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn, năm 2016 gia đình tôi vay thêm để đầu tư vào đây, tổng cộng gần 120 triệu đồng. Bây giờ, ước tính mỗi ngày tôi thu hoạch khoảng 300 ngàn đồng, vào mùa bầu, bí, dưa leo thu hoạch tăng lên 350 – 400 ngàn đồng mỗi ngày.

Với nguồn thu từ 100 – 120 triệu đồng/năm từ sản phẩm rau sạch sản xuất theo mô hình nhà lưới này, chị Nga đã đầu tư mua thêm mảnh vườn gần 500m2 cạnh đó để mở rộng khu sản xuất; đồng thời tiếp tục chuyển đổi 3 sào ruộng lúa của gia đình để phát triển quy mô sản xuất loại hàng hóa có chất lượng và giá trị kinh tế cao này.

Sau thành công mô hình sản xuất rau an toàn ở thị trấn A Lưới, Phòng NN&PTNT huyện A Lưới nhân rộng ra ở các xã Sơn Thủy, A Ngo, Hồng Thủy… với quy mô mỗi xã gần 1.000m2. Đến nay, nhiều hộ sản xuất đã bán sản phẩm  ra thị trường với thu nhập bình quân 250 ngàn đồng/ngày/vườn, có hộ đạt 500 – 600 ngàn đồng/ngày, góp phần nâng cao thu nhập gấp nhiều lần trên một đơn vị sản xuất.

Hồng Thủy là địa phương đi đầu trong sản xuất chuối hàng hóa. Hiện toàn xã có hơn 90% số hộ chuyển đổi vườn đồi trồng cây chuối ba lùn, bình quân mỗi hộ trồng hơn 5 sào. Các hộ đều được huyện hỗ trợ  giống, phân bón và hướng dẫn cách chăm sóc để tăng năng suất, chất lượng trái.

Anh Hồ Văn Chương, hộ điển hình sản xuất chuối hàng hóa ở Hồng Thủy khẳng định: “Nhờ trồng chuối mà hai năm trở lại đây đời sống của bà con đã khá lên nhiều. Đây là cây xóa nghèo của Hồng Thủy”.

Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Hồ Văn Ngưm cho biết: Từ hiệu quả của cây trồng này, đến nay tổng diện tích cây chuối hàng hóa của A Lưới đạt 395ha, năng suất bình quân hằng năm đạt 280 tạ/ha, sản lượng trên 11 ngàn tấn. Với giá bán bình quân 3-5 ngàn đồng/kg, trồng chuối đem lại tổng giá trị trên 33 tỷ đồng mỗi năm.

Hướng đến sản xuất hàng hóa

Đầu năm 2017, thực hiện đề án phát triển đàn bò, toàn huyện đã có 165 hộ ở các xã, thị trấn tham gia, với số lượng đàn bò toàn huyện phát triển lên gần 1.200 con, được nuôi theo đúng quy trình. Huyện tạo điều kiện về đất đai, cơ sở hạ tầng, dịch vụ cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm thịt bò. Trạm khuyến Nông – Lâm – Ngư A Lưới mạnh dạn đề xuất huyện triển khai thử nghiệm chuyển trồng lúa Ra dư từ vùng đồi xuống ruộng nước để mở rộng diện tích. Đến nay, tổng diện tích loại lúa đặc sản này đưa vào gieo cấy đạt gần 200ha.

Gạo Ra dư là đặc sản của đồng bào vùng cao A Lưới, thơm ngon, giá từ 80 – 100 nghìn đồng/kg; đây cũng là loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao đang được thị trường ưa chuộng. Hiện tại, huyện đang thực hiện dự án phục tráng giống lúa Ra dư để cải thiện năng suất, mở ra hướng phát triển mới về loại gạo đặc sản cho các địa phương.

Ông Ngưm cho hay,  hai năm trở lại đây, UBND huyện đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa có giá trị kinh tế. Việc hỗ trợ được lồng ghép thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm; chương trình đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn.

Huyện định hướng phát triển các sản phẩm đặc sản của địa phương, khuyến khích các hộ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Các địa phương tập trung phát triển đa dạng các mô hình, đưa trang thiết bị máy móc vào sản xuất gắn với chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm.

A Lưới đang tích cực kêu gọi đầu tư vào các dự án (DA) nuôi và phát triển đàn bò tại địa phương, quy mô khoảng 20 ha; DA trồng cây dược liệu tại xã Hương Phong, quy mô khoảng 20 ha; DA vùng chuyên canh rau, củ, quả cao cấp, quy mô ban đầu khoảng 10 – 20 ha. Huyện có cơ chế khuyến khích các hộ sản xuất, chủ trang trại mở rộng quy mô, chỉ đạo ngành nông nghiệp nhân rộng các mô hình.

Đồng thời, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thuỷ lợi… ở các vùng quy hoạch phát triển sản xuất hàng hóa chất lượng cao, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho nông dân.

Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Ghế xoay thanh lý giao hàng miễn phíDịch vụ ship hàng hoả tốc tại 247Express mua hộ hàng mỹ amazon
Return to top