ClockThứ Bảy, 28/02/2015 10:09

Thoát nghèo nhờ cây mía

TTH - Những năm gần đây, kinh tế xã Quảng Phú (Quảng Điền) có những chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/năm nhờ chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách hợp lý. Trong đó, cây mía được xem là cây thoát nghèo.

Ông Hồ Nhớ tay thoăn thoắt cột chặt từng bó mía, miệng cười hớn hở: “Năm ni mía đẹp cô ơi, nhờ thời tiết thuận lợi đó. Năm mô cũng như năm ni thì người trồng mía vui hung”. Năm nay, gia đình ông Nhớ trồng 8 sào mía, trung bình mỗi sào 2.500 cây, thu nhập gần 15 triệu đồng/sào. Ông Nhớ cho biết thêm: “Nhờ cây mía mà người dân thôn Hạ Lang mới có nhà cửa khang trang, cuộc sống no đủ”.

 Người dân thu hoạch mía
Trương Hai một người trồng mía khác cho biết: “Theo cách truyền thống, chúng tôi chỉ lấy phần đọt của cây mẹ sau đó đem trồng. Nhưng sau này nhờ hướng dẫn kỹ thuật của các cán bộ nông nghiệp, chúng tôi bắt đầu biết làm hom mía. Trước tiên, chọn những cây tốt không sâu bệnh, dùng dao bén chặt hai đầu đoạn thân dài 5-7cm, có một đốt mắt ở giữa. Sau đó nhúng vào dung dịch nước sạch hoặc nước vôi trong khoảng 8 tiếng để tiêu diệt các ký sinh trùng gây bệnh trên mía. Nhiều nhà làm thêm công đoạn nhúng ướt hai đầu vào dung dịch thuốc sát trùng và kích thích để khô trong bóng râm khoảng 1 tiếng, sau đó cắm đầu phía gốc hom mía vào bầu. Tưới đủ ẩm khoảng 70-80% và đặt bầu trong vườn ươm. Có chất kích thích sinh trưởng, hom mía nảy mầm sớm, tỷ lệ nảy mầm cao và đồng loạt. Sau khi giâm 2 tháng, cây cao 50-60cm và có thể đem trồng. Việc làm hom trồng mía giúp nông dân xã Quảng Phú giảm được chi phí mua cây giống và tạo ra được giống chất lượng tốt.
Ông Lê Quang Dựng, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Phú cho biết: “Mía là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Với thu nhập bình quân mỗi ha trên 200 triệu đồng, giúp người dân Quảng Phú xóa đói giảm nghèo, từ chỗ hộ nghèo chiếm 12,6% (2012) đến nay giảm còn 4,4%. Thu nhập nhờ đó cũng tăng lên đáng kể, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy vậy, chúng tôi vẫn không thể khuyến khích người dân các thôn khác mở rộng thêm diện tích mía bởi thị trường tiêu thụ vẫn rất khó khăn. Nhiều năm sản phẩm làm ra không bán được, chỉ có một số ít tư thương đến thu mua, nên đầu ra cây mía không ổn định”.
Được biết hiện nay huyện Quảng Điền đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm quảng bá, giới thiệu cây mía cẩm tân. Cụ thể, hỗ trợ kinh phí cho HTX đi Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị giới thiệu về sản phẩm mía cẩm tân. Tuy mới tiến hành không lâu nhưng nhiều tiểu thương biết tiếng và tìm đến tận nơi thu mua. Hi vọng trong tương lai, cây mía cẩm tân sẽ vươn xa hơn.
Bài, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Lúa đông xuân được mùa, được giá

Năng suất lúa đông xuân ước đạt 67,5 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với vụ đông xuân trước được xem là vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Lúa đông xuân được mùa, được giá
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Return to top