ClockThứ Tư, 29/05/2019 07:00

Triển vọng từ giống lúa kim cương 111

TTH - Mùa gặt vụ đông xuân năm nay, nông dân xã Phú Dương (huyện Phú Vang) bất ngờ trước năng suất giống lúa mới, đó là giống lúa thuần năng suất – chất lượng cao kim cương 111.

Làm lợi sản xuất, môi trường từ rơm, rạChật vật nước tưới vụ hè thu

Nông dân so sánh chất lượng giống lúa kim cương 111 với giống lúa đối chứng

Từ khi được Bộ NN&PTNT công nhận chính thức là giống cây trồng nông nghiệp mới vào tháng 1/2018, kim cương 111 có mặt ở một số tỉnh, thành phía Bắc, mở ra triển vọng một giống lúa có năng suất, chất lượng cao.

Vụ đông xuân này, giống lúa kim cương 111 được đưa vào trồng thí điểm tại xã Phú Dương, nơi có điều kiện để thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, với trình độ thâm canh cao, thổ nhưỡng và hệ thống thủy lợi ổn định.

15 hộ dân ở xã Phú Dương đã tham gia mô hình sản xuất mới. Toàn bộ mô hình được tổ chức gieo sạ tập trung. Nhiều nông dân phấn khởi trước năng suất cũng như chất lượng của giống lúa này.  “Quy trình chăm sóc cũng như các biện pháp kỹ thuật đối với giống lúa này khá đơn giản. Cứ mỗi sào gieo sạ 5kg giống, cách bón phân tương tự như các giống lúa khác. Giống lúa này có nhiều ưu điểm, mặc dù vụ đông xuân vừa rồi đồng ruộng của tôi gặp hạn nhưng năng suất lúa rất cao, đạt hơn 70 tạ/ha”, ông Hồ Đại Hiếu (thôn Phú Khê, xã Phú Dương) chia sẻ.

Theo HTX NN Phú Dương, giống lúa kim cương 111 có thời gian sinh trưởng từ khi gieo sạ đến lúc thu hoạch từ 115 - 118 ngày, là giống trung ngắn ngày, thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu giống tại địa phương. Qua theo dõi, kim cương 111 có thời gian trổ bông tập trung, đây là yếu tố quan trọng khi gặp thời tiết bất lợi. Giống lúa này cũng có khả năng tạo hạt nhanh nên góp phần rút ngắn thời gian sinh trưởng của giống.

“Để kiểm tra hiệu quả của giống kim cương 111, chúng tôi dùng giống KD18 để đối chứng. Vụ đông xuân này, tại đồng ruộng xã Phú Dương, giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh rộ thì trời ít mưa và trên đồng bị hạn nên ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh của các giống, tuy nhiên giống lúa kim cương 111 vẫn đẻ nhánh tốt, mật độ bông ở mức cao. Đây là giống lúa thuần mới có kiểu cây gọn, lá đứng dạng lòng mo, có đặc tính bông chùm, bông dài, hạt đóng sít, tỷ lệ hạt chắc cao. So với giống lúa đối chứng, dù chiều cao trung bình cây cao hơn nhưng thân cây lại to khỏe, cứng nên khả năng chống đổ tốt. Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, kết hợp với đặc điểm trổ tập trung nên hạn chế được ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bất lợi do đó tỷ lệ hạt chắc trên bông cao”, ông Nguyễn Thanh Lộc, Giám đốc HTX NN Phú Dương đánh giá.

Với những ưu điểm nhất định, vụ đông xuân năm nay, tại đồng ruộng vùng đất xấu xã Phú Dương, kim cương 111 là một trong những giống lúa cho năng suất cao, đạt 75 tạ/ha, cao hơn năng suất giống đối chứng KD18 hơn 10 tạ/ha. Qua kết quả hạch toán kinh tế, sau khi trừ chi phí giống lúa này có hiệu quả hơn hắn giống lúa đối chứng. Đây là dòng chất lượng cao nên cho giá trị thực lãi vượt cao so với giống đối chứng KD18 là 47% tương đương hơn 7,5 triệu đồng/ha.

Sau triển vọng của giống lúa kim cương 111 tại các địa phương khác, giống lúa này lần đầu tiên được trồng tại đồng ruộng Thừa Thiên Huế, đạt hiệu quả trông thấy. Đây là mô hình được Công ty CP Giống cây trồng Trung ương Quảng Nam  - thành viên của Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam phối hợp với HTXNN Phú Dương triển khai, mang lại sự đa dạng các loại giống lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu.

“Hy vọng Sở NN&PTNT, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ đưa giống lúa này vào cơ cấu giống của tỉnh và huyện Phú Vang thời gian tới để các địa phương mạnh dạn sản xuất”, ông Lộc nói.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua, Chi cục đã đưa vào khảo nghiệm nhiều giống lúa gồm ngắn ngày và trung ngắn ngày trong đó có giống lúa kim cương 111. Kết quả cho thấy thời gian sinh trưởng, phát triển phù hợp với vụ đông xuân. Điều này, bổ sung vào cơ cấu các giống lúa của tỉnh, giúp nông dân có nhiều sự lựa chọn. Nhiều giống lúa cũng đã được đưa vào sản xuất trên diện rộng.

Bài, ảnh: L.THỌ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân
Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024

Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2024).

Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024
Lần đầu Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và tư lệnh ngành nông nghiệp cùng đối thoại với nông dân

Với thông điệp “Cùng chia sẻ, cùng lắng nghe”, Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ IX năm 2024 đã nhận được hàng nghìn ý kiến, đề xuất, kiến nghị, chia sẻ liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nổi bật, có các vấn đề: tái thiết, phục hồi sản xuất sau cơn bão số 3; hỗ trợ cây, con giống, vật tư nông nghiệp đầu vào; chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

Lần đầu Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và tư lệnh ngành nông nghiệp cùng đối thoại với nông dân

TIN MỚI

Return to top