ClockThứ Hai, 02/12/2019 16:40

Vốn khuyến công tiếp sức cho doanh nghiệp

TTH - Để tạo động lực cho các cơ sở sản xuất và làng nghề phát triển, thông qua nguồn vốn khuyến công (KC) quốc gia và địa phương, mỗi năm, Sở Công thương đầu tư gần 2 tỷ đồng thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở làng nghề đầu tư máy móc thiết bị góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn.

Nhân rộng những mô hình nông nghiệp hiệu quảTừng bước tái cơ cấu nông nghiệp300 gian hàng tham gia Hội chợ sản phẩm công nghiệp nông thôn và làng nghề

Máy khắc cắt laser do nguồn vốn KC hỗ trợ một phần kinh phí giúp HTX Mây tre đan Bao La thuận lợi hơn trong sản xuất

Sau hơn 1 năm thụ hưởng nguồn vốn KC, Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Havi (Công ty Havi) ở cụm công nghiệp Thủy Phương (TX. Hương Thủy) đã chuyển dần từ sản xuất thủ công sang các quy trình máy móc, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tiết giảm nhân công.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Havi, ông Lê Văn Hải cho rằng, là doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất vật liệu, đồ chơi trẻ em, bàn ghế nhựa compotise từ nguyên liệu nhựa pholy nhập khẩu nên các quy trình sản xuất rất cần máy móc và thiết bị hiện đại. Song, sau khi huy động vốn chuyển nhà xưởng từ phường Thủy Dương ra cụm công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, DN gần như cạn kiệt vốn nên chưa dám nghĩ tới việc đầu tư máy móc.

Được hỗ trợ vốn KC, DN mạnh dạn vay vốn để đầu tư máy phun nhựa công suất 14 lít nhựa/phút, tổng kinh phí gần 200 triệu đồng, trong đó nguồn vốn KC hỗ trợ gần 80 triệu đồng. Sau gần 1 năm hoạt động, máy phun nhựa đã phát huy hiệu quả, cho năng suất cao hơn gấp 50 lần so với phun thủ công, đồng thời sản phẩm làm ra đẹp và đều màu hơn, giảm tổn thất về nguyên liệu và chủ động nhận các đơn hàng lớn.

Là một trong những làng nghề được thụ hưởng nguồn vốn KC nhiều nhất trên địa bàn tỉnh, từ năm 2007 đến nay, HTX Mây tre đan Bao La (Quảng Điền) được hỗ trợ 6 đề án KC với mức hỗ trợ trên 300 triệu đồng để đầu tư máy móc và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Năm 2019, sau khi đưa máy khắc cắt laser do nguồn vốn KC hỗ trợ vào hoạt động, tất cả các sản phẩm do HTX làm ra đều được khắc lôgô, tên thương hiệu, phong cảnh Huế hay tên các DN, phong cảnh do đối tác yêu cầu, góp phần giúp HTX nhận diện thương hiệu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Theo Giám đốc HTX Võ Văn Dinh, từ một cơ sở nghề quy mô nhỏ, vài chục công nhân với doanh thu mỗi năm chưa tới 1 tỷ đồng, sau khi tiếp nhận vốn KC, HTX giảm dần các công đoạn thủ công và đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đến nay sản phẩm làm ra không đủ cung ứng cho thị trường, doanh thu năm 2019 đạt trên 5 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2018.

Ông Dinh khẳng định, nguồn vốn KC góp phần hỗ trợ HTX rất nhiều trong giai đoạn khó khăn. Với dây chuyền sản xuất mới, bao gồm máy khắc cắt laser, máy chẻ tre, vót tre đã giúp HTX cải tiến về chất lượng, chi phí sản xuất giảm thiểu nên giá thành sản phẩm cũng mềm hơn, được nhiều đối tác tin tưởng đặt hàng. Bên cạnh việc hỗ trợ máy móc, nguồn vốn KC đã phát huy tốt hiệu quả trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bổ sung nguồn lao động có tay nghề và trình độ kỹ thuật để tạo ra bộ sưu tập hàng lưu niệm, quà tặng mang thương hiệu Huế.

Theo Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh, để nguồn vốn KC phát huy hiệu quả, sắp tới sở chỉ đạo Trung tâm Khuyến công & Tư vấn phát triển công nghiệp và các đơn vị liên quan tiếp tục bám sát cơ sở, nắm bắt tiến độ thực hiện đề án; đồng thời phối hợp với cơ sở thụ hưởng hoàn thành các đề án theo đúng kế hoạch, nội dung. Bên cạnh đó, trung tâm cũng đồng hành, hướng dẫn cho các DN về pháp luật, khởi sự DN, kỹ thuật công nghệ và công tác xúc tiến kết nối thị trường để sản phẩm do các DN, cơ sở sản xuất đủ sức cạnh tranh để vươn ra thị trường lớn.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao chứng nhận cho 64 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hội nghị tổng kết và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (SPCNNTTB) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 diễn ra chiều 27/12, thu hút đông đảo hiệp hội ngành nghề, cơ sở công nghiệp nông thôn, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… trên địa bàn tỉnh tham dự

Trao chứng nhận cho 64 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Khuyến công giúp nâng cao chất lượng sản phẩm

Những hỗ trợ từ chương trình khuyến công địa phương không những giúp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, mà còn là tiền đề kéo theo sự phát triển trong lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi…

Khuyến công giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
Cần nhiều hơn những đề án khuyến công "điểm"

Viêc hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất của chương trình khuyến công đã kịp thời khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Qua đó, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm; góp phần quan trọng trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), khôi phục một số nghề, làng nghề truyền thống...

Cần nhiều hơn những đề án khuyến công điểm
Phát triển làng nghề từ nguồn vốn khuyến công

Giai đoạn 2010 - 2022, nguồn vốn khuyến công (KC) hỗ trợ để phát triển các sản phẩm nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống gần 10 tỷ đồng. Trong đó, một đồng vốn KC bỏ ra đã thu hút được trên 2 đồng vốn của doanh nghiệp (DN)/cơ sở, đây chính là động lực để khuyến khích các DN, cơ sở đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và phát triển sản phẩm mới.

Phát triển làng nghề từ nguồn vốn khuyến công

TIN MỚI

Return to top