ClockThứ Năm, 20/12/2018 14:13

Xây dựng 115 mô hình sản xuất

TTH.VN - Sáng 20/12, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị “Đánh giá kết quả thực hiện các mô hình kinh tế do Hội nông dân hỗ trợ giai doạn 2016 - 2018”.

Phong Điền: Hướng đến nền sản xuất nông sản sạchĐồng hành kết nối tiêu thụ nông sảnNông sản “vượt rừng” về phố

Hội Nông dân tỉnh tham quan mô hình trồng tràm nguyên liệu tại HTX Dầu tràm Lộc Thủy

Tại hội nghị, các đại biểu bàn giải pháp nhân rộng các mô hình hiệu quả, làm cơ sở để hội tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ những năm tiếp theo.

Từ kinh phí được ngân sách cấp để tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới, tham gia công tác khuyến nông, thực hiện Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt là nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân (Quỹ HTND) do các cấp hội trực tiếp điều hành và cho vay, giai đoạn 2013-2018, các cấp hội nông dân đã thực hiện hỗ trợ xây dựng 115 mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, với trên 5.000 hộ nông dân tham gia.  

Riêng đối với Quỹ HTND, từ 2016 - 2018, quỹ đã thực hiện cho vay 16,56 tỷ đồng, xây dựng 66 mô hình sản xuất, với 592 hộ tham gia. Hiện có 17 nhóm ngành nghề được triển khai như chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, trồng sen, bưởi, tiêu,… và các ngành nghề khác như làm chân hương, nghề mộc, hương trầm.

Ông Phan Xuân Nam, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Giám đốc Quỹ HTND cho biết: “Nguồn vốn từ Quỹ HTND tuy không nhiều nhưng đã góp phần tích cực, giúp hội viên nông dân có được nguồn vốn kịp thời, đầu tư sản xuất, mở rộng phát triển ngành nghề. Các dự án này cũng đã phát huy được hiệu quả sử dụng nguồn vốn đúng mục đích”.

Từ các dự án mô hình phát triển sản xuất và dự án từ nguồn vốn Quỹ HTND đã vận động thành lập được 21 tổ hợp tác thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điển hình là các tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả như tổ hợp tác nuôi cá lồng tại xã Quảng Thọ, dầu tràm Lộc Thủy, cà gai leo ở Lộc Hòa,…

“Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục kiến nghị, đề xuất để nâng mức vay cho phát triển sản xuất của Quỹ HTND, tập trung xây dựng, phát triển các dự án, mô hình điểm sử dụng hiệu quả nguồn vốn quỹ; tăng cường học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ kế toán quỹ, quan tâm đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn quỹ để mang lại hiệu quả thiết thực hơn trong hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế”, ông Phan Xuân Nam cho biết thêm.

Tin, ảnh: Hà Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn TX. Hương Thủy đã thay đổi tư duy canh tác khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng sen; trong đó, mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ đã cho thấy hiệu quả khi giúp nông dân mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.

Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

TIN MỚI

Return to top