ClockThứ Năm, 30/08/2018 13:45

Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn

TTH - Hiện nay, người tiêu dùng lo ngại về nguồn gốc lẫn chất lượng nông sản nên việc chứng nhận an toàn (CNAT) giúp họ yên tâm hơn trong lựa chọn các sản phẩm.

Sử dụng tem điện tử trong truy xuất hàng hóaSản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóaChuỗi cung ứng nông sản an toàn: Nhiều sản phẩm còn thiếu chứng nhận

Mô hình cà chua bán thủy canh ở thôn Tây Trì Nhơn, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang

Mỗi năm, toàn tỉnh cung ứng ra thị trường khoảng 40-50 ngàn tấn rau, củ quả các loại; trong đó, rau đáp ứng được 40%; củ, quả đáp ứng được 20% nhu cầu thị trường. Việc phải nhập các loại nông sản ở các tỉnh, thành khác khiến việc phân biệt, lựa chọn sản phẩm an toàn của người tiêu dùng khá khó khăn.

“Đối với rau, củ quả được bày bán tại những ngôi chợ thì việc phân biệt an toàn hay không rất khó. Với tôi, cách phân biệt duy nhất là lựa chọn những sản phẩm mình cho là tươi, ngon và được bày bán ở những nơi uy tín”, chị Đỗ Thị Hồng Thúy (phường An Tây, TP. Huế) chia sẻ.

Để đảm bảo chất lượng các loại nông sản, Bộ NN&PTNT đã có đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc” nhằm giúp người tiêu dùng tiếp cận các sản phẩm nông sản an toàn, đảm bảo sức khỏe khi sử dụng sản phẩm; phân biệt được sản phẩm đã kiểm soát an toàn theo chuỗi với các sản phẩm khác.

Tại Thừa Thiên Huế đến thời điểm này, ngoài những địa điểm cung cấp thực phẩm an toàn cũng đã hình thành 7 chuỗi được cấp giấy xác nhận cung ứng thực phẩm an toàn. Những sản phẩm này được cơ quan chức năng chứng nhận, giám sát về cơ cở sản xuất ban đầu; cơ sở thu mua sơ chế, chế biến, giết mổ, chế biến bảo quản sản phẩm; nơi bán sản phẩm, loại sản phẩm.

Chị Nguyễn Thị Huệ, Giám đốc Huế Việt, một trong những đơn vị có sản phẩm nông sản an toàn cho biết, quy trình được CNAT rất chặt chẽ và toàn bộ kinh phí chứng nhận được Nhà nước hỗ trợ. “Đơn cử như sản phẩm gạo của chúng tôi, các cơ quan chuyên môn đến kiểm tra ngay tại vùng sản xuất và các khâu chế biến, đóng gói và nơi tiêu thụ sản phẩm. Những khâu này phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà Nhà nước quy định. Sau đó, mẫu được mang đi phân tích, nếu đáp ứng được yêu cầu sẽ được CNAT”, chị Huệ nói.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản tỉnh, người tiêu dùng có quyền được tiếp cận nguồn thông tin chính xác, được công bố bởi các cơ quan chức năng nhằm tham khảo và đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất khi lựa chọn thực phẩm. Việc nông sản được CNAT không chỉ tạo độ tin cậy cho người tiêu dùng mà còn góp phần tạo thương hiệu cho mỗi sản phẩm.

Khảo sát tại các cửa hàng cung ứng thực phẩm, nhiều chủ cửa hàng khẳng định, họ xây dựng được thương hiệu thực phẩm sạch, tạo được sự tin tưởng với người tiêu dùng chính là nhờ chất lượng sản phẩm của cửa hàng. Thế nhưng, việc xây dựng chuỗi để xác nhận thực phẩm an toàn gặp phải nhiều khó khăn, dù trên địa bàn tỉnh có nhiều sản phẩm nông sản phù hợp xây dựng chuỗi và CNAT.

Chị Hoàng Thanh Mai, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hoàng Mai cho biết: “Trở ngại hiện nay là chi phí kiểm nghiệm, chứng nhận an toàn khá cao. Sau khi chứng nhận, cơ quan chức năng kiểm tra mẫu hàng tháng nên chúng tôi phải lựa chọn những sản phẩm thường xuyên có trong cửa hàng. Hiện công ty đã được cấp CNAT cho chuỗi các sản phẩm là dưa leo, rau muống và cải xanh. Toàn bộ kinh phí cho việc kiểm nghiệm, chứng nhận được Nhà nước hỗ trợ. Chúng tôi đang tìm hiểu thị trường, nếu sau khi chứng nhận hiệu quả cao hơn sẽ tiếp tục chứng nhận cho các sản phẩm khác. Việc được CNAT giúp những sản phẩm nông sản có giá trị hơn, dễ dàng nhập vào các siêu thị”.

Ông Hồ Đăng Khoa cho biết: “Một cơ sở cung ứng thực phẩm muốn xây dựng chuỗi thì phải qua kiểm tra kỹ lưỡng từ cơ sở sản xuất ban đầu, cơ sở thu mua sơ chế, giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển đến nơi bán sản phẩm và loại sản phẩm. Chủ trương thành lập các chuỗi cung ứng nông sản an toàn giúp người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm thật, song vì những chuỗi này không quy định thời hạn nên chúng tôi phải kiểm tra hàng năm. Kinh phí để phân tích mẫu là trở ngại cho doanh nghiệp khi mong muốn xây dựng chuỗi. Sắp tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền, hỗ trợ để các doanh nghiệp xây dựng chuỗi. Dự kiến đến cuối năm, toàn tỉnh sẽ có 9 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn để giúp người tiêu dùng có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng mẫu tem chứng nhận sản phẩm an toàn”.

Bài, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Return to top