ClockThứ Bảy, 06/05/2023 07:00

Xây dựng chuỗi giá trị thịt bò vàng A Lưới

TTH - Để tiếp tục tăng số lượng và chất lượng đàn bò, giúp người dân phát triển kinh tế từ nghề chăn nuôi, đồng thời tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm thịt bò vàng, UBND huyện A Lưới đã xây dựng Đề tài “Nhãn hiệu tập thể thịt bò vàng A Lưới” và tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển đàn bò giai đoạn 2023-2025.

Góp ý phương án phát triển nhãn hiệu tập thể "Thịt bò vàng A Lưới"Công bố biểu trưng huyện và nhãn hiệu tập thể “Thịt bò vàng A Lưới”

leftcenterrightdel
 Xây dựng chuồng trại kiên cố, dùng thức ăn rơm cuộn cho bò hạn chế thiệt hại khi trời rét

Thay đổi tập quán

Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện A Lưới, sau 7 năm thực hiện đề án phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả khả quan, từng bước nâng cao nhận thức cho người dân, chuyển từ phương thức chăn nuôi thả rong, không có chuồng trại sang chăn nuôi có kiểm soát, chuồng trại đảm bảo.

Để từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân, chính quyền địa phương đã quy hoạch các bãi chăn thả tập trung, trồng cỏ cung ứng thức ăn cho bò và hỗ trợ xây dựng chuồng trại kiên cố. Trước đây, mỗi mùa giá rét, hộ dân chăn nuôi bò ở Phú Vinh (A Lưới) lại “lo ngay ngáy” vật nuôi chết, thiệt hại kinh tế.

“Mùa rét vừa qua, xã vận động người dân dự trữ hơn 300 cuộn rơm cung ứng cho khoảng 230 con bò chăn nuôi trên địa bàn xã. Cùng với việc nuôi nhốt, phối trộn thức ăn đã bảo vệ được đàn gia súc an toàn”, ông Phạm Viết Ninh, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Phú Vinh cho biết.

Mới đây, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp cùng Phòng NN&PTNT huyện A Lưới đã vận động bà con trên địa bàn huyện A Lưới triển khai mô hình thu gom rơm cuộn nhằm dự trữ thức ăn cho trâu bò. Song song với đó là việc gia cố chuồng trại, chuyển từ tập quán chăn nuôi thả rông đến nuôi nhốt trong mùa giá rét. Ngoài các bãi chăn thả tự nhiên, chính quyền địa phương cũng dành quỹ đất, tập trung phát triển diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thông tin, đến nay các địa phương trên địa bàn huyện A Lưới đã tiến hành dự trữ gần 1.000 cuộn rơm cho gia súc. Việc sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm cuộn, bã bia, bã sắn… để phối trộn làm thức ăn nuôi hiện đang được các cơ sở chăn nuôi trâu bò hướng đến.

Việc sử dụng rơm cuộn nhằm dự trữ thức ăn trong mùa mưa rét, hạn chế việc đốt rơm rạ sau thu hoạch cũng là những giải pháp để người nông dân hướng tới một nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn để gia tăng chuỗi giá trị nông nghiệp, giúp tăng thu nhập của nông dân.

Nhãn hiệu tập thể “Thịt bò vàng A Lưới”

Nhằm tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm thịt bò A Lưới, tạo động lực thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò, mới đây UBND huyện A Lưới đã tổ chức công bố nhãn hiệu tập thể “Thịt bò vàng A Lưới” được bảo hộ Quốc gia, do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận. Việc công bố nhãn hiệu tập thể “Thịt bò vàng A Lưới” nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất, kinh doanh, người dân... giúp nâng cao giá trị tài sản trí tuệ và sức cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa trên thị trường.

UBND huyện xây dựng kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển đàn bò giai đoạn 2023-2025, với tổng kinh phí thực hiện hơn 33,5 tỷ đồng. Mục tiêu tiếp tục tăng số lượng và chất lượng đàn bò trên địa bàn huyện, phấn đấu đến cuối năm 2025 tổng đàn bò có mặt đạt 12.000 con.

Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2023 - 2025, nhập vào địa bàn huyện khoảng 1.800 con bò cái hậu bị (bò vàng và bò lai 25% máu ngoại) từ nguồn vay vốn ngân hàng và từ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án. Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo cho 1.200 con bò cái, trồng mới 45ha cỏ và tiến hành tập huấn cho nông dân, kỹ thuật viên và cán bộ thú y cơ sở.

Ông Văn Lập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới thông tin, nhằm hướng đến chăn nuôi bền vũng, hàng năm các địa phương bố trí lại cơ cấu cây trồng, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây như ngô, cây họ đậu, khoai lang, thức ăn xanh chủ động một phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Đối với chăn nuôi bò theo quy mô nông hộ cần xây dựng chuồng trại tách biệt với khu nhà ở để thuận tiện cho việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Xây dựng chuồng trại phải thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật và theo qui định của ngành NN&PTNT.

Về lâu dài địa phương sẽ xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương bao gồm thịt bò và các sản phẩm khác. Kêu gọi các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các cá nhân có điều kiện đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi và chế biến nông sản. Ưu tiên các doanh nghiệp liên kết với nông dân để thu mua, chế biến sản phẩm thịt bò. Ngoài ra, bảo hộ thực hiện tốt quản lý nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

A Lưới tập trung tuyên truyền hướng dẫn nông dân xây dựng chuồng trại hợp lý, đảm bảo vệ sinh thú y. Tổ chức tiêm phòng định kỳ và điều trị kịp thời các bệnh trên đàn bò, định kỳ phun thuốc tiêu độc khử trùng nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát điều kiện chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh thú y đối với các hộ chăn nuôi, đặc biệt là các vùng chăn nuôi tập trung.

Bài, ảnh: NGUYỄN KHÁNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024)
Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.

Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

TIN MỚI

Return to top