ClockThứ Sáu, 10/09/2021 14:23

Thu hoạch thủy sản tránh lũ

TTH - Hàng ngàn lồng cá nuôi trên sông, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đang được người dân tranh thủ thu hoạch nhằm tránh thiệt hại trong mùa mưa bão.

Thủy sản nuôi ở nhiều nơi chết do dịch bệnhGấp rút thu hoạch thủy sảnNgười nuôi cá lồng, tôm chân trắng gặp khó sau bão

Người dân Quảng Điền kiểm tra lồng bè trước mưa bão

Đã nhiều năm trôi qua nhưng ông Nguyễn Huy ở thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ (Quảng Điền) không thể nào quên cảnh một người dân đu theo lồng cá xuôi dòng nước chảy xiết trong trận lũ để bảo vệ tài sản của mình. Kinh nghiệm từ vụ này cũng như nhiều trận lũ trước, gia đình ông Huy đang tranh thủ thu hoạch các lồng cá trắm, tránh thiệt hại trong mùa bão lũ đang cận kề.

Từ các đợt nắng nóng vừa qua, ông Huy đã thu hoạch tỉa những con cá trắm đạt kích cỡ thương phẩm, vừa tránh thiệt hại vừa đảm bảo mật độ và ô xy trong lồng. Các lồng cá hiện nay còn khoảng một nửa, một số còn 20-30% sản lượng. Hầu hết cá có trọng lượng từ 2-4kg, tuy còn nhỏ nhưng ông Huy quyết định thu hoạch toàn bộ. Chỉ những con quá nhỏ có thể giữ lại nuôi, kèm theo phương án giằng neo lồng an toàn.

“Thà thu hoạch đại trà, chấp nhận giá có hơi thấp còn hơn nguy cơ thiệt hại rất cao và ngày đêm nơm nớp lo lồng bè, cá bị cuốn trôi. Loại cá đạt thương phẩm hiện nay có giá khá ổn định, trung bình từ 60 ngàn đồng/kg, các loại nhỏ hơn từ 40-50 ngàn đồng. Với giá này, tuy lãi không cao nhưng có thể chấp nhận được. Các hộ nuôi có điều kiện tích lũy sửa chữa lồng bè, mua giống, thức ăn cho vụ nuôi tiếp theo sau lũ”, ông Huy nói.

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, ông Trần Kìm thông tin, mùa mưa bão đang cận kề, nhất là cơn bão số 5 được dự báo có nguy cơ ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh nên địa phương yêu cầu, vận động bà con thu hoạch toàn bộ số cá lồng nuôi còn lại trên sông Bồ. Hầu hết bà con đều ý thức và chấp hành theo quy định của chính quyền địa phương. Đến thời điểm này, phần lớn số cá nuôi lồng trên sông Bồ đã được thu hoạch cơ bản xong. Người dân đang tranh thủ thu hoạch số lồng còn lại, sẽ hoàn thành trong vài ngày tới.

Bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền cho biết, toàn huyện hiện có trên 1.000 lồng cá nuôi trên sông và hơn 700 ha nuôi tôm sú, xen ghép đã đến thời kỳ thu hoạch, đạt kích cỡ thương phẩm. Đơn vị đang phối hợp với các địa phương yêu cầu, vận động người dân tiến hành thu hoạch, phấn đấu hoàn thành xong trong vài ngày đến. Đối với các lồng bè cá còn quá nhỏ sẽ hướng dẫn người dân chủ động giằng neo an toàn.

Các hộ nuôi cá lồng trên sông Đại Giang cũng đang tranh thủ thu hoạch cá trắm, mè, chép tránh lũ. Bà Võ Thị Nhỏ ở xã Thủy Phù (TX. Hương Thủy) chia sẻ, với 5 lồng cá được thu tỉa hai tháng nay, hiện chỉ còn một nửa. Nếu không tranh thủ thu hoạch xong có nguy cơ thiệt hại cả trăm triệu đồng do mưa lũ. Theo bà Nhỏ, mùa lũ, nước sông Đại Giang chảy xiết và thường mang theo nguồn nước bạc, đỏ ngầu đổ về làm ô nhiễm, cá thường bị chết gây thiệt hại nặng.

Trưởng phòng Kinh tế, TX. Hương Thủy, ông Trương Nhật Quang đánh giá, người dân đã có nhiều kinh nghiệm và ý thức cao trong việc bảo vệ thủy sản nuôi mùa mưa bão. Chỉ cần nghe dự báo bão, lũ sắp về thì người dân tiến hành thu hoạch thủy sản đại trà. Phần lớn lồng bè nuôi cá trên sông đến nay cơ bản thu hoạch xong. Các địa phương đang tích cực vận động người dân tiếp tục thu hoạch xong trước lũ; đồng thời hướng dẫn triển khai các biện pháp bảo vệ ao hồ nuôi cá nước ngọt như chắn lưới, gia cố, tôn cao bờ ao tránh bị ngập, cuốn trôi thủy sản.

Đối với các ao hồ nuôi tôm trên cát ven biển Ngũ Điền (Phong Điền), Phú Lộc, các địa phương và ngư dân đang chủ động dự phòng máy sục khí, máy phát điện phòng khi cúp điện do bão, gia cố bờ bao tránh sạt lở. Tuy nhiên, người dân cần thường xuyên theo dõi, chăm sóc thủy sản, kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao nhằm có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lý, đảm bảo tôm sinh trưởng tốt và không xảy ra dịch bệnh, chết do mưa lớn kéo dài làm môi trường thay đổi.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Trương Văn Giang khẳng định, hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều ao hồ nuôi thủy sản nước lợ trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và lồng nuôi cá trên sông vẫn chưa thu hoạch xong, nhưng sản lượng ít. Ngành nông nghiệp yêu cầu các địa phương bằng mọi biện pháp, yêu cầu người dân tranh thủ thu hoạch xong trước lũ; kể cả các loại thủy sản còn nhỏ, chưa đạt kích cỡ thương phẩm cũng có thể thu hoạch nhằm tránh thiệt hại.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn
Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 3/10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2022; khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn “Bắt bị can để tạm giam”, “khám xét” đối với 5 đối tượng về hành vi “Nhận hối lộ” quy định tại khoản 2, điều 354 Bộ luật hình sự.

Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế
FAO: Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo

Trong một cuộc họp gần đây ở Italy, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra một báo cáo quan trọng về nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, trong đó, nhấn mạnh nhu cầu đầu tư nhiều hơn vào Chuyển đổi Xanh để thực phẩm thủy sản có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc chấm dứt tình trạng đói nghèo toàn cầu.

FAO Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo
Return to top