ClockThứ Tư, 01/06/2022 19:15

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm đạt từ 6,5% - 7,5%

TTH.VN - Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 5 diễn ra chiều 1/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chỉ đạo, mặc dù các chỉ số tăng so với cùng kỳ, song thời gian tới, các sở, ban ngành cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa đảm bảo tình hình kinh tế-xã hội phát triển theo đúng mục tiêu đề ra.

Đưa 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngNgày 27/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận các dự án LuậtNắm chắc tình hình, thường xuyên trao đổi thông tin về công tác dân vậnTạo nền tảng vững chắc, sớm trở thành trung tâm lớn về khoa học và công nghệ cả nướcChính phủ sẽ báo cáo toàn diện về đổi mới sách giáo khoa tại Quốc hội“Nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục tốt”

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kết luận phiên họp

Du lịch phục hồi tích cực

Trình bày cáo cáo kinh tế - xã hội tại buổi họp, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Đại Vui cho biết, 5 tháng đầu năm, lĩnh vực dịch vụ có xu hướng phục hồi mạnh mẽ, tất cả các chỉ số đánh giá đều tăng, có chỉ số tăng mạnh so với cùng kỳ. Đặc biệt, ngành du lịch đã có tín hiệu phục hồi tích cực, lượng khách du lịch ước đạt 592 nghìn lượt, tăng 8,1% so với cùng kỳ; tổng thu từ du lịch ước đạt 1.119 tỷ đồng, tăng 20,8% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5 ước đạt 107 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ; tính chung 5 tháng ước đạt 507 triệu USD, tăng 21,5% và đạt 45% kế hoạch; kim ngạch nhập khẩu đạt 345 triệu USD, tăng 22% và đạt 51% kế hoạch.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục hoạt động ổn định, hiệu quả. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 ước tăng 1,84% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã cấp phép cho 15 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 1.536 tỷ đồng, trong đó, có 1 dự án FDI với vốn đăng ký 575 tỷ đồng; thực hiện điều chỉnh cho 15 dự án, chủ yếu điều chỉnh tiến độ và 4 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 461,5 tỷ đồng. Công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư được tập trung đẩy mạnh.

Nét nổi bật trong 5 tháng đầu năm là những tín hiệu vui về công tác cải cách hành chính (CCHC). Theo đó, Thừa Thiên Huế đứng đầu cả nước về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); thứ 4 cả nước về chỉ số CCHC; thứ 8 cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021. Đây là minh chứng rõ ràng, khẳng định sự năng động và quyết tâm của chính quyền trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh thời gian qua.

Đối với tốc độ tăng trưởng (GRDP), 5 tháng đầu năm ước đạt 6,92%, cao hơn so với cùng kỳ (5,64%) và đạt mức trung bình so với các tỉnh thuộc Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung, tiếp tục khẳng định nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi tích cực, tuy nhiên, vẫn còn chậm so với các địa phương trong vùng và cả nước.

Toàn cảnh đê chắn sóng Cảng Chân Mây - Giai đoạn 1. Ảnh: Ngọc Hiếu

Tiếp tục đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công

Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước nước tỉnh, đến ngày 31/5, giải ngân vốn đầu tư công là 1.174,083 tỷ đồng, đạt 27,5% kế hoạch. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương giải ngân 500,355 tỷ đồng, đạt 23,3% kế hoạch. Vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) giải ngân 528,238 tỷ đồng, đạt 35,2% kế hoạch. Vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 145,489 tỷ đồng, đạt 23,6% kế hoạch. Dự kiến, đến ngày 30/6, tỷ lệ giải ngân chung toàn tỉnh đạt khoảng 45%, so với cam kết của các chủ đầu tư là khoảng 40%.

Với số liệu trên, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh cao hơn mức bình quân chung của cả nước (25,9%). Đây là kết quả rất đáng được ghi nhận, thể hiện hiệu quả qua công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hết sức quyết liệt của UBND tỉnh. Mặc dù vậy, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra.

Để giải quyết bài toán giải ngân vốn đầu tư công, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các các sở, ban, ngành, địa phương cần tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm; đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc đối với các dự án ngoài ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn. Tập trung hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đã được chấp thuận nhà đầu tư để sớm khởi công thực hiện dự án. Hỗ trợ để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 19 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư; hỗ trợ lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư 29 dự án đã phù hợp quy hoạch và trình phê duyệt kế hoạch hỗ trợ cho 103 dự án đang lập thủ tục quy hoạch. Tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng để đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn khu kinh tế, công nghiệp.

Đối với chương trình, đề án, dự án cụ thể đã được Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đề ra từ đầu năm đến nay thực hiện hoặc thực hiện chậm, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu kịp thời bổ sung các giải pháp quyết liệt và đôn đốc triển khai thực hiện hiệu quả. Tập trung quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm đạt từ 6,5 - 7,5%.

“Công tác giải phóng mặt bằng, khắc phục tình trạng thiếu vật liệu xây dựng là những việc cần làm ngay. Ngoài ra, chúng ta không thể chủ quan đối với dịch bệnh COVID-19, cần “giải ngân” nhanh số vắc xin đang có. Đối với công tác chuẩn bị tổ chức chùm Lễ hội mùa hạ trong Festival Huế 2022 cần có sự quan tâm. Đồng thời, hỗ trợ phát triển mạnh các loại hình thương mại, dịch vụ; thực hiện hiệu quả các chính sách xúc tiến thương mại, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Lê Thọ

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024
Return to top