ClockThứ Tư, 21/02/2024 07:13

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp & làng nghề

TTH - Năm 2023, Hương Thủy có 11 sản phẩm của 10 cơ sở được bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) cấp tỉnh; có 4 sản phẩm trong tổng số 6 sản phẩm của tỉnh được công nhận cấp quốc gia. Đây là một trong những động lực quan trọng để địa phương này tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (CN, TTCN, LN) theo hướng quy mô hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Khởi công Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp GilimexNhững kỳ vọng từ ngành công nghiệpThừa Thiên Huế với mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa

Nhãn hiệu Hương sạch Tân Nguyên, 100% thành phần từ thiên nhiên. Ảnh: MC 

Với lợi thế có Khu công nghiệp Phú Bài và Cụm công nghiệp Thủy Phương, hiện, TX. Hương Thủy đang tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Trong đó, phát triển CN, TTCN, LN được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.

Ông Ngô Văn Vinh – Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy cho hay, từ những quan tâm của các cấp, các ngành trong thời gian qua, hoạt động sản xuất CN trên địa bàn được duy trì, phát triển; một số làng nghề, nghề truyền thống được tỉnh công nhận; CN, TTCN và xây dựng trở thành ngành kinh tế có tỷ trọng giá trị sản xuất cao trong cơ cấu kinh tế thị xã; hoạt động sản xuất, kinh doanh CN, TTCN, LN đã tạo hàng nghìn việc làm, nâng cao mức sống người dân, đóng góp lớn vào thu ngân sách tỉnh và thị xã, góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Ngoài số lượng doanh nghiệp và ngành nghề trong Cụm công nghiệp Thủy Phương, hoạt động sản xuất CN, TTCN trên địa bàn TX. Hương Thủy diễn ra khá đa dạng, với nhiều ngành nghề như sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí gia dụng, mộc mỹ nghệ, điêu khắc,…

Riêng về nghề thủ công, đến nay, Hương Thủy có 2 làng nghề và 1 nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, gồm: nghề rèn truyền thống Cầu Vực (P. Thủy Châu), làng nghề chổi đót Thanh Lam (P. Thủy Phương) và nghề truyền thống nón lá Vân Thê (xã Thủy Thanh). Trong đó, nghề rèn truyền thống Cầu Vực đã được chứng nhận nhãn hiệu tập thể đầu năm 2021, được Sở Khoa học & Công nghệ hỗ trợ tem nhãn để từng bước xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường.

Lãnh đạo TX. Hương Thủy biểu dương 4 cơ sở có sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2023 

Để tiếp tục khai thác hiệu quả trên cơ sở tiềm năng, lợi thế so sánh, phát huy tối đa các nguồn lực, qua đó, tạo đột phá trong lĩnh vực sản xuất CN, TTCN, LN, năm 2024, Hương Thủy tiếp tục thực hiện Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề giai đoạn 2021 – 2025 cùng mục tiêu huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đẩy mạnh triển khai thực hiện công tác khuyến công và lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ nhằm khuyến khích các ngành nghề CN-TTCN trên địa bàn phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, nhất là các ngành nghề sản xuất cơ khí; chế biến nông, lâm sản; sản phẩm truyền thống…

Cũng trong lộ trình này, Hương Thủy chú trọng phát triển sản xuất CN-TTCN đảm bảo thân thiện với môi trường, gắn với phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới; phát triển CN-TTCN, sản phẩm nghề truyền thống, làng nghề theo hướng chất lượng, gắn với du lịch, quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường với nhiều giải pháp về cơ chế chính sách, hỗ trợ phát triển cơ sở công nghiệp nông thôn, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển vùng nguyên liệu, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại… được triển khai đồng bộ.

“Từ lộ trình vạch ra, năm 2024, Hương Thủy phấn đấu tăng tốc độ giá trị sản xuất 11,5-12,5%, trong đó, ngành công nghiệp xây dựng tăng 11,8-12,7% so với năm 2023; thành lập các cụm công nghiệp quy hoạch mới và quy hoạch chi tiết để kêu gọi nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng, thu hút doanh nghiệp thứ cấp vào hoạt động; lập hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận làng nghề tăm hương (xã Dương Hòa) là nghề/làng nghề truyền thống; phấn đấu có 4 - 5 sản phẩm trở lên được công nhận là sản phẩm CNNTTB khu vực miền Trung – Tây Nguyên”, ông Ngô Văn Vinh cho hay.

4 sản phẩm CNNTTB cấp quốc gia 2023 của Hương Thủy gồm: Bộ sản phẩm áo dài truyền thống (Công ty TNHH MTV Thương mại SH); bộ bàn ghế sản xuất từ gỗ rừng trồng (Công ty TNHH MTV Thanh Lam); bộ sản phẩm tinh dầu tràm Huế hiệu Kim Vui (Công ty TNHH MTV Tinh dầu Kim Vui) và Bộ sản phẩm hương thắp 100% thành phần từ thiên nhiên nhãn hiệu Hương sạch Tân Nguyên (Công ty TNHH MTV Tân Nguyên).
Bài, ảnh: VĂN ĐẠT
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp

Sau khi Quy hoạch chung tỉnh Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND TX. Hương Trà ưu tiên xúc tiến đầu tư, huy động mọi nguồn lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các công trình trọng điểm, các cụm công nghiệp (CCN); chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục để sớm hình thành các CCN trên địa bàn.

Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

TIN MỚI

Return to top