ClockThứ Tư, 02/10/2024 07:34

Phát triển kinh tế đêm giàu bản sắc văn hóa Huế

TTH - Trong những năm qua, thành phố Huế đã triển khai phát triển kinh tế đêm trên địa bàn với nhiều khu phố đi bộ, phố ẩm thực, chương trình biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật.

Chỉnh trang hạ tầng, phát triển kinh tế đêmPhát triển kinh tế đêm tại huyện Phú Lộc: Nhìn từ phố đi bộKinh tế đêm Huế cần sự kiên trì

 Chương trình biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật tại phố đêm đi bộ Hoàng thành. Ảnh: Gia Huy

Festival năm 2023 và 2024 với chủ đề bốn mùa đã thu hút lượng lớn khán giả tham dự những sự kiện biểu diễn của nghệ sĩ trong nước và quốc tế. Điều đó cho thấy, Huế đang hấp dẫn du khách và người dân địa phương trên nền tảng thế mạnh giàu bản sắc văn hóa của mình. Tuy nhiên, để Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn văn hóa và di sản, là động lực phát triển kinh tế xã hội quan trọng thì chúng ta cần xây dựng kịch bản: “Huế là kinh đô của các chương trình nghệ thuật giàu bản sắc văn hóa dân tộc”, các chương trình phải diễn ra liên tục, thường xuyên hơn.

Nhìn ra thế giới, Hoa Kỳ nổi tiếng về kinh tế đêm với hình ảnh các bảo tàng được mở vào đêm muộn và rất đông du khách. Phượng Hoàng Cổ trấn tại Trung Quốc thu hút 3.000 người xem hàng đêm với show diễn “Rạng rỡ Tương Tây”. Hội An cũng đã xây dựng được thương hiệu chương trình biểu diễn hàng đêm với “Ký ức Hội An”. Gần đây nhất, Đà Nẵng cũng đã tổ chức thành công nghệ thuật kết hợp giữa pháo hoa, ánh sáng, và nước với tên gọi cổ điển “Symphony of River - Bản giao hưởng bên sông”.

Điểm chung của các chương trình nghệ thuật thu hút công chúng đến xem rất đa dạng từ múa cổ truyển, múa hiện đại, âm nhạc cổ điển, âm nhạc hiện đại, kịch nói, xiếc… Sự khác biệt với biểu diễn truyền thống nằm ở chỗ các tiết mục được dàn dựng sáng tạo, ứng dụng công nghệ sân khấu, nội dung giàu tính nhân văn nên mang lại cho người xem cảm giác bất ngờ, thích thú và gợi mở tri thức mới. Như “Ký ức Hội An” là quá trình hình thành phát triển của khu phố cổ được kể qua giai điệu âm nhạc và điệu múa, dễ nghe, dễ ghi nhớ giúp khán giả hiểu hơn về con người Hội An.

Thành phố Huế vẫn cầu thị về việc thỏa mãn nhu cầu vui chơi về đêm cho khách du lịch, tạo hạnh phúc cho người dân địa phương, qua đó thúc đẩy kinh tế đêm, phát triển du lịch, phát huy lợi thế văn hóa lịch sử thì những sự kiện trên đã gợi mở một hướng đi phù hợp, khả thi cho chúng ta. Huế là nơi có nhiều câu chuyện hay để kể, như: 13 đời vua Triều Nguyễn, chuyện về Nam Phương Hoàng Hậu, chuyện tình Hàn Mặc Tử với cô thôn nữ Vỹ Dạ, tuổi trẻ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong căn “Gác Trịnh”… là những chất liệu quý để những nghệ sĩ ngày nay phô diễn.

Ca sĩ Hòa Minzy từng kể câu chuyện về Nam Phương Hoàng Hậu qua bài hát “Không thể cùng nhau suốt kiếp”, đã điện ảnh hóa chuyện tình giữa vị hoàng hậu cuối cùng và hoàng đế Bảo Đại đầy nước mắt. Câu chuyện được lột tả ngắn gọn chỉ vài phút nhưng người xem đã ghi nhớ được một phần lịch sử đẹp của hậu cung Triều Nguyễn. Bộ phim “Mắt biếc” từng gây sốt phòng vé, tạo cơn sốt check-in quán cà phê nhỏ nơi khu phố cổ Bao Vinh qua mối tình đầy lãng mạn của Ngạn và Hà Lan. Tôi tin rằng, với chất liệu vô giá là những câu chuyện về văn hóa lịch sử, con người Huế mang bản sắc trầm lắng, hoài niệm nhớ nhung sẽ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sân khấu đi vào lòng người.

Một chương trình biểu diễn thường xuyên vào ban đêm sẽ mang lại lợi ích đa chiều cho kinh tế - xã hội thành phố Huế. Du khách có nơi để thưởng thức, tìm hiểu về nguồn gốc văn hóa Huế. Người nghệ sĩ được tạo không gian thỏa sức sáng tạo, phô diễn tài năng. Văn hóa lịch sử, hình ảnh Kinh đô Huế được tái hiện sống động, lan tỏa ra thế giới. Từ đó, kinh tế đêm Huế có được bản sắc riêng, và đóng góp giá trị vật chất tinh thần trọn vẹn với những tài nguyên trân quý tổ tiên để lại.

NGUYỄN ĐOÀN QUỐC ANH
ĐÁNH GIÁ
3.5
  Ý kiến bình luận
Danh sách bình luận (1)
VT
Viết Triên - 02/10/2024 20:49
Huế cần phải Xây dựng phố ẩm thực và lối đi bộ dọc sông bờ Bắc đoạn sau chợ Đông Ba.Dọc sông treo 2 loại đèn lồng từ Cầu Trường Tiền đến ngã 3 sông Đông Ba, Cầu Gia Hội và Huế hãy đầu tư thêm cầu đi bộ mái ngói ở giữa và đầu cầu qua công viên Trịnh Công Sơn sẽ ok.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế

Tuần qua, nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 và trước thời điểm Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, báo chí đã thông tin nhiều sự kiện tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Huế, trong đó có buổi ra mắt cuốn sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – một góc nhìn” (100 năm văn học Huế) tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao 23-25 Lê Lợi – ngôi biệt thự đẹp nhất bên sông Hương có từ trước 1945.

Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế
Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình

Nhờ những biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai đồng bộ và tích cực, số vụ bạo lực ngày càng giảm. Việc hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình được tiến hành kịp thời.

Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình
Trải nghiệm văn hóa Huế với bạn bè quốc tế

Những ngày giao mùa sang thu, các bạn sinh viên đến từ xứ sở hoa anh đào đã có dịp đặt chân đến Huế. Tại đây, họ đã có những trải nghiệm thú vị về văn hóa tại mảnh đất Cố đô cùng những người bạn Việt Nam.

Trải nghiệm văn hóa Huế với bạn bè quốc tế
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2: Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sách

Bên cạnh việc lan tỏa ra thị trường đến rộng rãi hơn với bạn đọc không những trong nước mà xa hơn là quốc tế, những ấn phẩm Tủ sách Huế về lâu dài cần được nhân rộng số lượng phát hành thông qua hình thức xã hội hóa. Xa hơn cũng cần tính toán để Tủ sách Huế thích ứng với quá trình chuyển đổi số để mọi người dễ tiếp cận. Đây là hiến kế của các chuyên gia, những người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản khi bàn về đường hướng phát triển Tủ sách Huế không chỉ trong tương lai, mà cần hành động ngay từ bây giờ.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2 Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sách

TIN MỚI

Return to top