ClockThứ Hai, 30/05/2022 15:37

Phát triển nhân lực chất lượng vào các ngành trọng điểm, mũi nhọn

TTH - Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung thiết lập nguồn nhân lực (NNL), nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhanh và bền vững.

Phú Lộc hướng đến vùng kinh tế trọng điểm của tỉnhGiá trị của thương hiệu du lịch điểm đến

Nâng trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động là mục tiêu của tỉnh trong phát triển nguồn nhân lực

Gầy lên từ vốn tự có

 Nhắc đến NNL mà cụ thể trong đó có đội ngũ trí thức thì Thừa Thiên Huế không thiếu, thậm chí vượt xa nhiều địa phương khác trên cả nước. Đội ngũ trí thức của Thừa Thiên Huế được đánh giá đứng thứ nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đứng thứ ba toàn quốc về số lượng, chỉ đứng sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, với đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ và y tế - 2 trong 4 lĩnh vực trụ cột của Thừa Thiên Huế khoảng 15.125 người, trong đó có 275 giáo sư, phó giáo sư, gần 1.043 tiến sĩ, 3.936 thạc sĩ và hơn 300 Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú và 37 giáo sư danh dự của khối Đại học Huế...

Ngoài ra, NNL trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, toàn tỉnh hiện có trên 25,05 nghìn người; trong đó, NNL chất lượng cao hơn 21,4 nghìn người, chiếm hơn 85,5% tổng số nhân lực đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, chiếm 26,5% tổng số NNL chất lượng cao. NNL trong lĩnh vực văn hóa - du lịch có khoảng 15,2 nghìn người. Ngoài NNL của 4 trụ cột chính kể trên, toàn tỉnh còn có 28.621 người là cán bộ, công chức, viên chức.

Như vậy, qua thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong tổng số 561,2 nghìn lao động đang làm việc tại Thừa Thiên Huế, tổng việc làm của nhóm nhân lực chất lượng cao là 80,72 nghìn người, chiếm khoảng 14,38% tổng việc làm toàn tỉnh. Ngoài ra, có 11,5% số lao động có việc làm yêu cầu kỹ năng cao, 78,7% số lao động có việc làm yêu cầu kỹ năng trung bình và 9,6% yêu cầu kỹ năng thấp.

Chính nhờ NNL từng bước được cải thiện nên đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn; đưa năng suất lao động tăng lên đáng kể với tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 10,8%/năm.

Nâng chất và lượng nguồn nhân lực

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Đặng Hữu Phúc đánh giá, thông qua các biện pháp chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chính sách phát triển thị trường lao động và nguồn nhân lực nói riêng, nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh từng bước được toàn dụng một cách có hiệu quả, nhất là về mặt lượng. Tuy nhiên, theo ông Phúc, việc sử dụng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan ngại khi chất lượng việc làm còn thấp, tính dễ bị tổn thương của việc làm và tỷ lệ việc làm phi chính thức còn cao.

Chuyển dịch lao động theo trình độ kỹ năng còn rất chậm và năng suất lao động vẫn ở mức thấp. Đơn cử như các nhóm nghề đòi hỏi lao động có trình độ kỹ năng thấp: nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng; nông - lâm nghiệp - thủy sản, thợ thủ công và thợ kỹ thuật lắp ráp, vận hành máy móc thiết bị chiếm tới 76,8% tổng số lao động có việc làm. Thu nhập bình quân đầu người tuy được cải thiện nhưng còn rất chậm, tăng 600 nghìn đồng/tháng so với năm 2016 và thấp hơn nhiều so với khu vực và cả nước.

Thêm một vấn đề nữa là lao động qua đào tạo di cư đến các tỉnh, thành phố khác mà chúng ta vẫn thường gọi là "chảy máu chất xám" cao gấp 1,8 lần so với lao động qua đào tạo nhập cư đến. Nhiều ý kiến cho rằng, để xây dựng NNL và giữ chân nhân lực lao động, chất lượng việc làm, thu nhập, các chế độ chính sách đãi ngộ là vấn đề cần phải quan tâm hiện nay. Hiện, tỷ lệ việc làm phi chính thức còn chiếm đến 67,95%, tỷ lệ lao động dễ bị tổn thương chiếm đến 50,8% và tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội rất thấp.

Trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh đang tập trung phát triển và nâng cao chất lượng NNL dựa trên các yếu tố cơ bản là trí lực, thể lực và kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức. Qua đó đưa nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế đặc biệt quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành mũi nhọn, trọng điểm. Cụ thể là tập trung phát triển NNL với cơ cấu ngành du lịch là mũi nhọn; dịch vụ y tế chuyên sâu, giáo dục chất lượng cao, tài chính, ngân hàng, cảng biển, logistic, đào tạo NNL là nòng cốt; công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao là đột phá và kinh tế biển là thiết yếu.

Dự báo, tổng số việc làm của tỉnh bình quân mỗi năm tăng khoảng 4,8 nghìn việc làm giai đoạn 2022-2030 và lao động làm việc chất lượng cao tại tỉnh đến năm 2030 sẽ là 120,4 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng gần 4 nghìn người.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Phụ kiện xe VIP - Nơi mua sắm phụ kiện ô tô chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam

Phụ kiện xe VIP - Nơi mang đến giải pháp hoàn hảo cho chiếc xe của bạn. Với hơn 3 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin cung cấp sản phẩm chất lượng, dịch vụ hậu mãi tốt, và giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng. Với các mẫu mã không ngừng cập nhật và cải tiến để phù hợp với xu hướng thị trường, đảm bảo rằng khách hàng luôn tìm thấy những lựa chọn mới nhất và tốt nhất cho xế yêu của mình.

Phụ kiện xe VIP - Nơi mua sắm phụ kiện ô tô chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam
Nhân lực vừa hồng vừa chuyên

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ngoài hệ thống các trường thuộc Đại học Huế, có 30 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang hoạt động đào tạo và cung ứng nguồn lao động đáng tin cậy cho các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Nhân lực vừa hồng vừa chuyên
Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

TIN MỚI

Return to top