ClockThứ Hai, 23/12/2019 19:58

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

TTH - Chiều 23/12, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020. Chủ trì hội nghị có UV Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Phát triển nông nghiệp theo hướng thích nghiĐồng hành phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.

Đánh giá tổng thể của Bộ NN&PTNT, năm 2019, ngành hoàn thành và vượt 3/4 chỉ tiêu, trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 10,4 tỷ USD, tăng 19,3 %. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 41,85%; tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới chiếm 54%, có 111 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tại Thừa Thiên Huế, sản xuất NN đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, dịch tả lợn châu Phi xảy ra đầu năm làm cho chăn nuôi lợn thiệt hại hơn 45% tổng đàn; giá trị sản xuất toàn ngành năm 2019 giảm 2,85% so với năm 2018.

Theo kế hoạch năm 2020, NN Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành toàn diện, bền vững, phát huy tối đa lợi thế. Tăng cường quản lý giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ngành nông nghiệp dù không đóng góp nhiều cho ngân sách nhưng có vai trò quan trọng, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực… Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát, đổi mới cơ cấu chính sách hỗ trợ thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp; tập trung ưu tiên tháo gỡ khó khăn của người dân, doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp, hướng đến phát triển nông nghiệp quy mô lớn, an toàn, bền vững.

Hoàng Thảo Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Return to top