ClockThứ Sáu, 16/06/2023 07:00

Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo hướng bền vững

TTH - Mở rộng địa giới hành chính, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn TP. Huế tăng lên nhiều. Để nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và nâng cao giá trị nông sản, UBND TP. Huế triển khai Đề án “Phát triển một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực (SPNNCL) theo hướng bền vững giai đoạn 2022 - 2026 và định hướng đến năm 2030”.

Tìm “chất liệu” để phát triển sản phẩm du lịch cho làng cổ Phước TíchĐa dạng sản phẩm sen bản địa giúp phụ nữ phát triển kinh tếCú hích cho du lịch Nam Đông

leftcenterrightdel
Sản phẩm dưa lưới của Rơm Farm (Hương An) được xem là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn TP. Huế 

Ứng dụng công nghệ cao

Với đặc thù là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, địa hình toàn TP. Huế trải dài từ vùng núi đến vùng đầm phá, ven biển. Trong đó, tổng diện tích đất sản xuất NN năm 2022 là 9.275,9ha, chiếm 35% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố với các loại cây trồng chính như lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả… hoạt động thông qua 30 hợp tác xã trên toàn thành phố. Trong đó, một số loại cây trồng có lịch sử lâu đời gắn liền với sự phát triển của thành phố nhưng hiện tại đang có nguy cơ thoái hóa giống, chưa hình thành được vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa như thanh trà Thủy Biều, gạo đỏ Hương Phong...

Lĩnh vực chăn nuôi chủ yếu tập trung ở các xã/phường ngoại thành với quy mô nhỏ, chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung. Vì vậy, phát triển một số SPNNCL theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm mục tiêu phát triển NN bền vững. Bên cạnh đó, sản xuất NN theo hướng tập trung phát triển sản phẩm chủ lực có ứng dụng công nghệ cao còn có thể giúp người nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

Mục tiêu của thành phố đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành NN đạt bình quân từ 2,5 đến 3,0%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân từ 7,0 đến 8,0%/năm. Trong đó, giải pháp triển khai đó là quy hoạch và quản lý sử dụng đất NN để bảo vệ nông dân; ứng dụng khoa học công nghệ cao trong NN, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản; chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN theo hướng bền vững.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, đề án được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở cho việc lập kế hoạch, tổ chức sản xuất và hình thành chuỗi giá trị hàng hóa cho các SPNNCL và tiềm năng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố, từ đó khai thác có hiệu quả những thế mạnh trong sản xuất NN và nâng cao giá trị hàng hóa sản phẩm NN, đóng góp vào sự phát triển chung theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, nâng cao thu nhập, làm giàu cho người dân.

Chỉ tiêu chủ yếu đến 2030: nhịp độ tăng trưởng NN tăng trên 4%/năm; giá trị trồng trọt đạt trên 100 triệu/ha canh tác, riêng cây ăn quả đặc sản đạt trên 200 triệu/ha; tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản đạt 15% trong tổng giá trị sản xuất NN...

Định hướng phát triển

Đề án sẽ tập trung phân vùng sản xuất SPNNCL và tiềm năng theo hướng bền vững phù hợp với các quy hoạch có liên quan, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh nói chung và thành phố nói riêng. Trong đó, đối với lĩnh vực trồng trọt, phát triển sản xuất cây trồng chủ lực của thành phố theo hướng hữu cơ, NN công nghệ cao, kết hợp du lịch sinh thái, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng thu nhập cho người dân và tạo cảnh quan môi trường tốt.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ, tăng mô hình chăn nuôi gà thả vườn, sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có, thiên nhiên, nâng cao năng suất và chất lượng thịt gà tại những địa bàn thích hợp; phát triển đàn bò theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ, nâng cao năng suất và chất lượng thịt, không tăng số lượng đầu con. Lĩnh vực thủy sản sẽ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững gắn với thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, ổn định diện tích ao nuôi vùng đầm phá và tiếp tục duy trì hình thức nuôi ghép tôm sú, cua, cá nước lợ với mật độ phù hợp.

Lĩnh vực lâm nghiệp sẽ phát triển diện tích rừng trồng gỗ lớn, keo lai theo hướng bền vững, quy mô hộ gia đình để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng đáp ứng nhu cầu gỗ xẻ chất lượng cao trên thị trường, tăng thu nhập cho hộ trồng rừng gỗ lớn và đảm bảo môi trường cảnh quan cho thành phố, đồng thời bảo tồn và phát triển giá trị của hệ sinh thái Rú Chá và rừng ngập mặn, kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, kết quả thực hiện của đề án phát triển sản phẩm chủ lực sẽ tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các cây trồng, vật nuôi thế mạnh của thành phố; các sản phẩm chủ lực có sản lượng lớn, chất lượng và giá trị gia tăng cao, có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng được một phần nhu cầu của địa phương. Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, lao động, vốn đầu tư và hiệu quả sản xuất NN, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

TIN MỚI

Return to top