ClockChủ Nhật, 04/06/2023 09:36

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà: Lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới

"Sau rất nhiều động thái điều hành của Ngân hàng Nhà nước từ tháng 3 đến tháng 5, mặt bằng lãi suất cũng đã giảm, số liệu gần đây cho thấy lãi suất cho vay của các bảng vay mới bình quân hiện tại khoảng 9,07%, giảm 0,9% so với cuối năm 2022. Với số liệu này chúng tôi tin rằng, lãi suất đang giảm và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới". Đó là khẳng định của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5.

ACB tiếp tục giảm lãi suất cho khách hàngGiảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tếNỗ lực hạ lãi vay giúp người dân, doanh nghiệp

leftcenterrightdel
Hoạt động tại Vietcombank chi nhánh Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN 

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết: Chỉ tiêu tín dụng đầu năm nay Ngân hàng Nhà nước đã công bố tăng trưởng tín dụng khoảng 14-15% và cũng đã phân bổ phù hợp cho từng tổ chức tín dụng có kế hoạch tăng trưởng trong năm. Đến hết tháng 5, tín dụng nền kinh tế về mặt số liệu đạt trên 12,8 triệu tỷ đồng, tức là mức tăng khoảng 3,17% so với cuối năm 2022.

Đi sâu vào các nhóm ngân hàng, đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, chiếm khoảng 44% thị phần tín dụng thì tăng trưởng mới được khoảng 35% so với mức Ngân hang Nhà nước đã giao. Nhóm ngân hàng cổ phần chiếm khoảng 44% thị phần thì đang được khoảng một nửa so với mức được giao. Như vậy, cả 2 nhóm này chiếm khoảng 91% thị phần tín dụng, vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng cho thời gian còn lại của năm.

"Năm 2022, tín dụng tăng xấp xỉ 8% so với cuối năm 2021. Như vậy, trong điều kiện điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước không thay đổi; chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%. Năm nay nhích hơn từ 14 - 15% và như vậy là rõ ràng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu hơn đáng kể so với năm ngoái", Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết.

Theo Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà có 3 nguyên nhân chính. Đó là, với các doanh nghiệp sản xuất, đầu ra tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn do thiếu đơn hàng dẫn đến nhu cầu vay vốn mới để sản xuất giảm sút. Tiếp theo, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính suy yếu, không có phương án khả thi dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng. Cuối cùng, liên quan đến tín dụng bất động sản, nhiều dự án bất động sản gặp khó khăn; trong đó, có khó khăn về pháp lý, ít có dự án mới triển khai, do vậy nhu cầu tín dụng đối với bất động sản cũng giảm sút.

Trước những nguyên nhân đó, ngành ngân hàng xác định, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Sau rất nhiều động thái điều hành của Ngân hàng Nhà nước từ tháng 3 đến tháng 5, mặt bằng lãi suất cũng đã giảm, số liệu gần đây cho thấy lãi suất cho vay của các bảng vay mới bình quân hiện tại khoảng 9,07%, giảm 0,9% so với cuối năm ngoái.

Đối với khoản dư nợ hiện hữu, do khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức triển khai chính sách này để hỗ trợ cho các dư nợ đã có đối với doanh nghiệp. Còn dư nợ mới, các ngân hàng, tổ chức tín dụng tiếp tục tích cực cho vay đối với các khách hàng đủ điều kiện. Rõ ràng, hệ thống ngân hàng huy động vốn để cho vay, cho nên những khách hàng đủ điều kiện chắc chắn sẽ tiếp cận được vốn tín dụng", Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà bày tỏ.

Ngoài giải pháp từ phía ngành ngân hàng, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho rằng, giải pháp tăng sức cầu của nền kinh tế rất quan trọng. Do đó, các bộ ngành cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ trợ doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, xúc tiến, tìm kiếm, phát triển, tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ, thị trường bất động sản, qua đó tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như nâng cao năng lực tài chính, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Return to top